Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Bài giảng Nguyên lý thống kê kinh tế - Trần Kim Thanh

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bài giảng Nguyên lý thống kê kinh tế do thầy Trần Kim Thanh nhằm trang bị cho bạn đọc một số khái niệm và một số vấn đề chung nhất của thống kê như: Thống kê học là gì; lịch sử phát triển của Thống kê học; đối tượng nghiên cứu của Thống kê học;. | pháp mở rộng khoảng cách thời gian, phương pháp số bình quân hay còn gọi số bình quân trượt được áp dụng khi dãy số có nhiều mức độ, các mức độ có dao động ngẫu nhiên nhưng không lớn lắm do bị ảnh hưởng nhiễu của điều kiện ngẫu nhiên khách quan. Chẳng hạn với sản xuất nông nghiệp thì năng suất cây trồng phụ thuộc không chỉ vào trình độ thâm canh (yếu tố chủ quan) mà còn phụ thuộc khá nhiều vào điều kiện khách quan (thời tiết, thiên tai). Trong một khoảng thời gian 3 hoặc 5 vụ cùng tên sẽ có những vụ khó khăn , vụ bình thường hoặc thuận lợi. Khi tính bình quân trượt là ta đã bù trừ điều kiện tự nhiên, nói cách khác là loại trừ được điều kiện tự nhiên. Mỗi số bình quân di động được tính từ trung bình cộng của một nhóm nhất định các mức độ của dãy số thời gian, được tính bằng cách loại trừ dần các mức độ đầu, đồng thời thêm các mức độ tiếp theo, sao cho tổng các mức độ tham gia tính số bình quân cộng không thay đổi. Số mức độ tham gia tính số bình quân di động gọi là khoảng san bằng. Trong thực tế, việc tính số bình quân di động từ bao nhiêu mức độ cần phải căn cứ vào đặc điểm biến động của hiện tượng và mục đích nghiên cứu. Nói chung, khoảng san bằng càng lớn thì số bình quân di động càng có tác dụng san bằng các dao động ngẫu nhiên. Số bình quân di động được ghi giữa khoảng san bằng. Trong thực hành, để thuận tiện cho việc trình bày số bình quân di động thì thường chọn khoảng san bằng là một số lẻ. Khi đó số bình quân di động được bố trí tại trung tâm khoảng san bằng. Chính vì vậy thường gọi là số bình quân di động trung