Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Lombok frags - cách nuôi san hô nhân tạo

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Mặc dù trên thế giới đã có nhiều trại nuôi san hô nhưng mục đích của sáng kiến trên là sản xuất ra các loại san hô để bảo tồn các rạn san hô và nghiên cứu khoa học. Mục tiêu của dự án là tái trồng san hô trong những khu vực đã bị phá huỷ, đồng thời hạn chế tối đa việc khai thác san hô và tạo ra công ăn việc làm mới cho những người sống dựa vào vùng rạn. Thông thường, phần lớn các trại nuôi trồng san hô đều đánh bắt san hô hoang. | Lombok frags - phương pháp nuôi san hô nhân tạo Mặc dù trên thế giới đã có nhiều trại nuôi san hô nhưng mục đích của sáng kiến trên là sản xuất ra các loại san hô để bảo tồn các rạn san hô và nghiên cứu khoa học. Mục tiêu của dự án là tái trồng san hô trong những khu vực đã bị phá huỷ đồng thời hạn chế tối đa việc khai thác san hô và tạo ra công ăn việc làm mới cho những người sống dựa vào vùng rạn. Thông thường phần lớn các trại nuôi trồng san hô đều đánh bắt san hô hoang dã về đập nhỏ và nhân giống. Phương pháp của Công ty SA Amblard dựa vào hình thức để san hô tự sinh sôi nảy nở. Để đạt được mục tiêu đó công ty đã phải cố gắng tìm kiếm các gốc san hô bố mẹ để nhân giống. Khi khai thác về họ giành từ 20 - 40 để gây giống tuỳ theo từng loài. Những gốc san hô được bảo quản trong các ngăn đặc biệt và được để giành cho những lần nhân giống tiếp theo. Sản xuất giống san hô Trong một vài năm gần đây các loài cá cảnh rạn san hô đã được chú ý nhiều hơn do đó nhu cầu về san hô và một số loại thuỷ sinh vật không xương sống khác cũng tăng mạnh. Tình trạng này đã gây nhiều tác động tới môi trường và tài nguyên biển. San hô được bảo tồn và có tên trong Bảng phụ lục số 2 thuộc Công ước Oasingtơn về buôn bán động vật quý hiếm trên phạm vi quốc tế. Do đó việc buôn bán san hô là đối tượng quản lý nghiêm ngặt phải có giấy phép xuất nhập khẩu do chính phủ nước xuất - nhập khẩu cấp đồng thời những nước này cũng phải tuân theo Công ước Oasingtơn. Trong những năm gần đây Inđônêxia là nước xuất khẩu san hô sống hàng đầu thế giới. Do vậy Inđônêxia đã buộc phải phân phối cô-ta xuất khẩu. Hiện nay họ chỉ được phép xuất khẩu một số lượng nhất định cho mỗi loại san hô và chỉ tiêu này phải được uỷ ban khoa học thông báo hằng năm và cấp giấy phép. Mỗi năm chỉ tiêu xuất khẩu này được xem xét và hầu như đều giảm mức xuất khẩu đối với mỗi loại san hô. Ngoài ra kể từ năm 1999 Liên minh Châu Âu EU đã ban hành lệnh cấm nhập khẩu một số loài san hô nhất định điển hình là loài Catalaphyllia jardinei