Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Bài giảng Sốt: Sốt kéo dài chưa rõ nguyên nhân - ThS.BS. Nguyễn Thị Thu Ba
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài giảng Sốt: Sốt kéo dài chưa rõ nguyên nhân nhằm giúp người học trình bày được định nghĩa sốt kéo dài; mô tả được các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng của những bệnh thường có ở trẻ em gặp trong sốt kéo dài; nêu được phương pháp điều trị sốt – sốt kéo dài. | 1 CK1 NHI SỐT- SỐT KÉO DÀI CHƯA RÕ NGUYÊN NHÂN THS.BS NGUYỄN THI THU BA MỤC TIÊU 1. Trình bày được định nghĩa sốt kéo dài. 2. Mô tả được các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng của những bệnh thường có ở trẻ em gặp trong sốt kéo dài. 3. Nêu được phương pháp điều trị sốt - sốt kéo dài. ĐỊNH NGHĨA SỐT-SỐT KÉO DÀI Khi thân nhiệt hằng định 37 C ở người cơ thể mất nhiệt bao nhiêu thì lại sinh nhiệt bấy nhiêu. Khi sốt cân bằng nhiệt bị phá vỡ lượng nhiệt sản sinh trong cơ thể gia tăng trong lúc sự thải nhiệt bị giảm sút. Trong cơn rét run tất cả năng lượng mà các cơ bắp tiêu phí đều chuyển thành nhiệt lượng làm tăng thân nhiệt bên trong đồng thời co mạch ngoại vi làm giảm mất nhiệt qua da. Chính vì thế mà da bị tái khi sốt bắt đầu. Bệnh nhân ớn lạnh tìm mọi cách để tự sưởi ấm. Tại trung tâm điều hoà thân nhiệt hạ khâu não điểm ngưỡng thân nhiệt đột nhiên được nâng cao lên từ mức bình thường 37 C lên mức cao hơn 40 C do tác dụng của các chất gây sốt trên hệ thần kinh trung tâm cơ chế tự nhiên bị đặt trong điều kiện thiếu hụt năng lượng giảm nhiệt -3 C khi sốt lên đến 40 C. Hệ thần kinh phản ứng lại tăng thân nhiệt bên trong lên 3 C để chống lạnh. Lúc bệnh khởi phát sốt xuất hiện trong khi nhiệt độ bên trong vẫn giữ nguyên trị số. Đến giai đoạn toàn phát khi nhiệt độ hình cao nguyên thì hết co mạch có sự cân bằng giữa sinh nhiệt rất lớn và thải nhiệt. Khi bệnh lui sốt giảm hoặc tự nhiên hoặc dưới tác dụng của thuốc hạ sốt. Hình như điểm ngưỡng nhiệt độ từ 400C đã trở về vị trí bình thường 370C. Cơ thể trong tình trạng thừa nhiệt 30C nên phải tìm cách loại trừ. Lúc này ngoài da xảy ra dãn mạch làm tăng mức trao đổi nhiệt lượng giữa máu và ngoại môi đồng thời vã mồ hôi làm mất nhiệt qua bay hơi. Bệnh nhân lánh xa các nguồn sưởi ấm. Tóm lại một bệnh nhân sốt bị giảm thân nhiệt lúc sốt bắt đầu tăng thân nhiệt khi bệnh lui và bình nhiệt trong giai đoạn toàn phát. Như vậy có thể chia quá trình sốt ra làm ba giai đoạn 1. Sốt tăng Sinh nhiệt mạnh hơn thải nhiệt Thường có hiện tượng