Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đề tài: Nghiên cứu các nghi lễ trong các đám cưới hỏi xưa và nay

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Đề tài "Nghiên cứu các nghi lễ trong các đám cưới hỏi xưa và nay" được thực hiện nhằm giới thiệu nét đẹp trong văn hoá cưới hỏi đến với bạn bè khắp đất nước, đồng thời góp thêm tư liệu nghiên cứu khi tìm hiểu đến phong tục cưới hỏi. nội dung đề tài để nắm bắt đầy đủ nội dung chi tiết. | Nguồn gốc của tục ăn trầu còn được dân gian kể lại rằng: Từ rất lâu trước, tại một ngôi làng nọ có hai anh em trai nhà họ Cao, người anh có tên gọi là Tân, còn người em thì tên Lang (Tân Lang ghép lại có nghĩa là cây cau), cả hai đều rất mực thương yêu nhau. Đến một ngày, cha mẹ của hai người qua đời, hai anh em đến ở trọ và học tại nhà một ông thầy họ Lưu. Ông thầy quan sát thấy Tân và Lang vừa học giỏi, tính tình hiền lành, ngoan ngoãn thì thầy yêu quí như con cháu trong nhà. Thầy có cô con gái là Xuân Phù (có nghĩa là trầu không vào mùa Xuân), cô gái đã đến tuổi cập kê cũng đem lòng quyến luyến và muốn chọn người anh làm chồng. Sau khi cưới, vợ chồng Tân và Xuân Phù sống rất hạnh phúc. Đến lúc đó, tuy hai anh em nhà họ Cao vẫn ở bên nhau, nhưng từ ngày có vợ Lang nhận thấy tình cảm của anh đối với mình không còn được như xưa, mà người anh thì say duyên mới vô tình không để ý đến. Sau này lại có thêm một sự hiểu lầm nữa, một hôm làm đồng về muộn, người anh có việc về sau, còn Lang về trước, nàng Xuân Phù ra đón lúc trời nhập nhoạng tưởng chồng, liền vồn vã âu yếm. Chàng Lang vội vàng lên tiếng, khi biết là nhầm nên cả hai cùng rất ngượng. Tân về nhà hay chuyện nên để dạ nghi ngờ, tình cảm với em trai từ đó tỏ ra lạnh nhạt hơn.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN