Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Long Thành 1930-1975: Phần 1 - BCH Đảng bộ huyện Long Thành
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Cuốn sách "Lịch sử Đảng bộ huyện Long Thành 1930-1975" thể hiện truyền thống yêu nước, đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và quân dân Long Thành trong đấu tranh giành độc lập dân tộc và 30 năm kháng chiến 1930-1975. Phần 1 ebook sau đây gồm Lời mở đầu - Long Thành, đất nước, con người và truyền thống, Chương I - Năm đầu cuộc kháng chiến, Chương II - Đảng bộ huyện Long Thành thành lập, lãnh đạo cuộc kháng chiến toàn dân toàn diện (1947 1950), Chương III - Chống lấn chiếm, khôi phục phong trào kháng chiến góp phần vào thắng lợi chung (1951 1954), Chương IV - Từ đấu tranh chính trị chuyển lên kết hợp với đấu tranh vũ trang (1954 1961), Chương V - Tiến công ba mũi, làm phá sản quốc sách “ấp chiến lược”, góp phần đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” (1961 1965). | BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ HUYỆN LONG THÀNH LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ HUYỆN LONG THÀNH 1930 - 1975 THÁNG 4 NĂM 2008 1 Chỉ đạo nội dung Ban Thường vụ Huyện ủy Long Thành Chỉ đạo biên soạn Ban Tuyên giáo Huyện ủy Long Thành Người viết - Thạc sĩ Trần Quang Toại - Thạc sĩ Phan Đình Dũng 2 LỜI GIỚI THIỆU Long Thành là huyện có lịch sử hình thành và phát triển hơn 300 năm. Nhân dân huyện Long Thành có truyền thống yêu nước đoàn kết tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp ngay khi chúng nổ súng xâm lược tỉnh Biên Hòa 12-1861 . Trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc Long Thành là địa phương sớm có chi bộ Đảng Cộng sản 1944 và tổ chức Mặt trận Việt Minh của huyện 1944 là yếu tố quan trọng để lãnh đạo nhân dân trong huyện làm nên cách mạng tháng Tám 1945 ở địa phương. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp đế quốc Mỹ xâm lược 1945-1975 nhân dân địa phương nông dân công nhân dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ đã đoàn kết một lòng chung tay góp sức đấu tranh kiên cường vượt qua nhiều gian khổ thử thách hi sinh lập nhiều thành tích trên các mặt trận xây dựng căn cứ hậu cần phát triển cơ sở cách mạng đấu tranh vũ trang góp sức cùng cả tỉnh hoàn thành nhiệm vụ lịch sử giải phóng đất nước thống nhất Tổ quốc. Chiến khu Rừng Sác chiến khu Phước An trong kháng chiến chống thực dân Pháp và trước năm 1960 thuộc huyện Long Thành Sông Buông Suối Cả Bình Sơn Phước Thái Long Phước Tam An. .những địa danh lịch sử đã đi vào tâm thức của cán bộ nhân dân và là niềm tự hào của Đảng bộ nhân dân địa phương. Truyền thống yêu nước đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và quân dân Long Thành trong đấu tranh giành độc lập dân tộc và 30 năm kháng chiến là tài sản quý báu cần được trân trọng giữ gìn và phát huy trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đặc biệt trong sự nghiệp đổi mới. Đảng bộ huyện Long Thành chủ trương nghiên cứu biên soạn lại quyển Lịch sử Đảng bộ huyện Long Thành 1930-1975 trên cơ sở có chỉnh lý bổ sung từ quyển Long Thành những chặng đường đấu tranh đã xuất bản từ những năm 90 của thế kỷ XX khi .