Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Thông tư số 3-NCPL
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Thông tư số 3-NCPL về việc hướng dẫn xét xử một số tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp do Toà án nhân dân tối cao ban hành | TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO Số 3-NCPL CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội ngày 22 tháng 7 năm 1989 THÔNG TƯ SỐ 3-NCPL NGÀY 22-7-1989 CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO HƯỚNG DẪN XÉT XỬ MỘT SỐ TRANH CHẤP VỀ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP. Ngày 11-2-1989 Chủ tịch Hội đồng Nhà nước đã ký lệnh công bố Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Pháp lệnh đã giao cho Toà án nhân dân xét xử một số tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp. Sau khi trao đổi với Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn các Toà án nhân dân địa phương xét xử các loại việc nói trên như sau I. Những loại việc thuộc thẩm quyền xét xử của toà án nhân dân. Theo quy định của Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp Toà án nhân dân có thẩm quyền xét xử những loại việc sau đây 1. Khiếu nại việc xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp khoản 3 Điều 9 và khoản 2 Điều 16 . 2. Tranh chấp giữa tổ chức cá nhân được cấp giấy phép sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp và chủ văn bằng bảo hộ về khoản tiền phải trả trong các trường hợp bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp Điều 14 . 3. Khiếu nại về việc cấp văn bằng bảo hộ cho người không có quyền nộp đơn hoặc xác nhận văn bằng bảo hộ không đúng tác giả khoản 2 Điều 28 . 4. Khiếu nại về việc trả thù lao khoản 3 Điều 28 . 5. Tranh chấp liên quan đến hợp đồng dân sự về chuyển giao quyền sở hữu quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp Điều 30 . II. Nội dung giải quyết các tranh chấp. 1. Khiếu nại việc xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp khoản 3 Điều 9 và khoản 2 Điều 16 . Kể từ ngày phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của mình chủ văn bằng bảo hộ có quyền yêu cầu Toà án xét xử hành vi xâm phạm đó. Cơ sở pháp lý để chủ văn bằng có thể kiện đến Toà án là họ đã được Nhà nước cấp bằng độc quyền về sáng chế giải pháp hữu ích giấy chứng nhận kiểu dáng công nghiệp. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá và giấy chứng nhận đăng ký tên gọi xuất xứ hàng hoá