Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Luận văn: Sự nhận thức và vận dụng các học thuyết kinh tế tại Việt Nam

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Nền kinh tế Việt Nam sau công cuộc đổi mới năm 1986 cho đến nay đã có sự thay đổi rõ nét. Sự nhận thức đúng đắn và chắt lọc những tư duy tiến bộ, phù hợp với thời đại của các học thuyết kinh tế thế giới đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế hiện nay. | Thời đại ngày nay không chỉ có xu hướng phát triển nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa mà còn xu hướng vượt qua những giới hạn chật hẹp tư bản chủ nghĩa để xây dựng một xã hội mới, xã hội chủ nghĩa. Xu hướng này không phải là tiềm năng mà đã trở thành hiện thực. Tuy nhiên, xã hội xã hội chủ nghĩa mà chúng ta xây dựng ngày nay, chín muồi đến mức nào, tùy thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Tính chất xã hội chủ nghĩa của nền sản xuất trước hết là mục tiêu xã hội của nền sản xuất, ai là người được hưởng lợi từ sự phát triển của sản xuất và phát triển kinh tế để đạt những mục tiêu xã hội nào. Ở nước ta, tính chất xã hội chủ nghĩa mới dừng lại trong khuôn khổ định hướng xã hội chủ nghĩa, nhà nước chủ định cơ cấu và tái cơ cấu nền kinh tế, trong khuôn khổ hướng tới những mục tiêu xã hội của nền kinh tế, đó là: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Những mục tiêu đó phù hợp với thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Ngoài việc kế thừa những tinh hoa của nhân loại cũng như của thời đại, chúng ta còn kế thừa những di sản mà cha, ông chúng ta đã tạo dựng từ xưa tới nay, gần nhất là thời kỳ xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Chúng ta xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không phải trên cơ sở tích lũy nguyên thủy tư bản và tích lũy tư bản, mà trên cơ sở một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa theo mô hình kế hoạch hóa tập trung. Những ưu việt của nền kinh tế này như nhà nước trực tiếp quản lý và điều tiết kinh tế, cơ sở nền kinh tế, tính chất xã hội hóa đã đạt trình độ cao chúng ta đã thừa hưởng của lịch sử phát triển kinh tế của nước ta chứ không phải làm từ đầu như các nước tư bản chủ nghĩa đã trải qua trong lịch sử.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN