Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Người bị stress dễ phát bệnh vảy nến

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Có những trường hợp sau sang chấn tâm lý, mất người thân, làm việc căng thẳng., tự nhiên phát bệnh vảy nến. Bệnh không chữa khỏi được, bệnh nhân không nên tìm cách chữa bằng mọi giá, mà chung sống hòa bình với nó. | Người bị stress dễ phát bệnh vảy nến Có những trường hợp sau sang chấn tâm lý, mất người thân, làm việc căng thẳng., tự nhiên phát bệnh vảy nến. Bệnh không chữa khỏi được, bệnh nhân không nên tìm cách chữa bằng mọi giá, mà chung sống hòa bình với nó. Thông tin được các chuyên gia chia sẻ tại buổi mítting hưởng ứng Ngày Vảy nến Thế giới (29/10) tổ chức tại Bệnh viện Da liễu Trung ương. Ông Trần Hồng Trường, Chủ tịch Chi hội Vảy nến Việt Nam, cho biết vảy nến hay Psoriasis là một bệnh mãn tính, làm tổn thương da và xương khớp. Ước tính khoảng 3% dân số Việt Nam mắc căn bệnh này, thuộc đủ lứa tuổi, không kể nam hay nữ. Bệnh có thể do bẩm sinh hoặc đến tuổi 30-40 tuổi thì khởi phát. "Có nhiều yếu tố thuận lợi khiến bệnh khởi phát, tuy nhiên những người bị stress thường dễ phát bệnh hơn. Nói như vậy không có nghĩa là ai căng thẳng cũng bị vảy nến mà còn do yếu do yếu tố cơ địa, rối loạn miễn dịch.", ông Trường nói. Cơ thể ông Bảo loang lổ những vết đỏ, bong vảy, hai bàn tay thì biến dạng khớp. Ảnh: N.P. Theo ông, bệnh không lây nhiễm nhưng để lại gánh nặng nghiêm trọng về tâm lý. Nhiều người thấy xấu hổ, tự ti, không muốn để người khác thấy những tổn thương trên da mình, thậm chí có trường hợp rơi vào trầm cảm, thất vọng, nghiện ngập. Không chỉ mặc cảm với bản thân, họ còn bị cộng đồng kỳ thị vì nhầm với các bệnh truyền nhiễm khác như phong, giang mai và thậm chí cả HIV/AIDS. Trường hợp của ông Ngọc Bảo, 59 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội, là một ví dụ. Cách đây 4 năm, ông thấy các khớp ở tay bắt đầu sưng, đau nhức, 2 năm sau thì cả người ông bắt đầu loang lổ những mảng đỏ, ngứa, bong vảy, khiến ông vô cùng khó chịu. Đến giờ thì các khớp bàn tay đã biến dạng, khiến ông hầu như không thể cầm, nắm được. Không lao động được như trước kia, lại mất bao nhiêu tiền để chạy chữa bệnh khắp nơi nhưng bệnh ông vẫn không khỏi. "Tôi không hiểu vì sao mình lại mắc bệnh. Khổ lắm, chân tay người ngợm như bị ghẻ lở, nhiều người nhìn thấy cứ tưởng mình mắc bệnh gì mà trông bẩn thỉu thế. Nếu mà chữa được khỏi thì bao nhiêu tiền tôi cũng tiếc", ông Bảo buồn bã nói. Cũng giống như ông Bảo, chị Hoàn, 33 tuổi, Hà Nội, sống chung với căn bệnh này suốt 6 năm nay. Phát bệnh được một năm thì chị bị chồng bỏ. Từ đó một mình chị nuôi 2 đứa con nhỏ, vừa dành dụm tiền chữa bệnh. Năm nào ít thì cũng 30 triệu, nhiều 50-70 triệu đồng, nhưng bệnh vẫn không khỏi. "Nghe nói chỗ nào quảng cáo chữa được vảy nến, tôi đều tìm đến tận nơi. Nhưng có chỗ thì không ăn thua, có chỗ cũng chỉ được một thời gian lại tái phát. Giờ tôi chỉ ước giá như mình khỏi bệnh, mỗi lần phát bệnh là đau đớn, khó chịu cả người", chị Hoàn nói. "Thực tế, thái độ sống tiêu cực chỉ khiến bệnh càng trở nên trầm trọng hơn. Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, để chữa được bệnh thì 50% không phải do bác sĩ mà do tâm lý của người bệnh", ông Trường cho biết. Tâm lý của người bệnh là vái tứ phương. Muốn chữa khỏi bệnh thì phải biết nguyên nhân, thế giới vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân gây bệnh. Vì thế, ông Trương cho rằng người bệnh nên sống lạc quan, không nên kiêng khem quá mức, không chữa bệnh bằng mọi giá và thiếu hiểu biết. Thay vì đó chung sống với bệnh một cách hòa bình, một cách tự nhiên như không có vảy nến. Nếu biết cách phòng ngừa thì bệnh có thể ít tái phát hoặc tái phát ở mức độ nhẹ.