Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm: Cách tổ chức giờ dạy học văn của giáo viên tại Trung tâm Giáo dục Thường xuyên Yên Phong với học sinh

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Quá trình dạy học văn sẽ là những cuộc đối thoại bình đẳng, phong phú và sinh động giữa những người đọc văn trong một không khí học tập cởi mở, có định hướng. Mối quan hệ giao tiếp thật sự giữa các chủ thể tiếp nhận văn học được xác lập, tất cả để hướng đến mục tiêu cao nhất là trong những giờ học văn là học sinh được trở thành người đọc văn đích thực, nội dung sáng kiến kinh nghiệm "Cách tổ chức giờ dạy học văn của giáo viên tại Trung tâm Giáo dục Thường xuyên Yên Phong với học sinh" dưới đây để hiểu hơn về vấn đề này. | Văn học phản ánh đời sống bằng hình tượng nghệ thuật, nhưng hình tượng do bản chất tinh thần tự nó không thể tồn tại được nếu không có các yếu tố vật chất mang nó như ngôn ngữ, kết cấu, văn bản. Vì vậy tiếp nhận đòi hỏi trước hết người học sinh phải tự giác cảm thụ tác phẩm, phát hiện kết cấu ngôn ngữ, tình tiết, cốt truyện, thể loại để có thể cảm nhận hình tượng trong sự toàn vẹn các chi tiết, các liên hệ. Ví dụ đối với thể loại thơ trữ tình, quá trình cảm thụ cũng có nghĩa là quá trình nhận thức vẻ đẹp của tâm hồn con người. Đến với thơ là phải đến bằng tâm hồn trong sáng, lành mạnh. Muốn hiểu được sâu sắc bài thơ, người đọc phải luôn đặt mình trong bài thơ, đặt mình vào trong những cảm xúc, tâm trạng, ý nghĩ của chủ thể thơ trữ tình, nhân vật trữ tình, khi ấy người đọc và thi nhân sẽ có một sự đồng cảm đặc biệt. Sự đồng cảm chỉ được thể hiện trên cơ sở giao tiếp, truyền đạt qua văn bản trữ tình. Nhận thức thơ phải bắt đầu từ văn bản thơ, nó cũng khác với nhận thức khoa học khác, không phải bằng khái niệm, bằng lí luận, nguyên tắc có sẵn mà là đến thẳng với nỗi lòng của thi nhân

TÀI LIỆU LIÊN QUAN