Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đề cương ôn tập chương VII môn Vật lý 10 – Ban cơ bản
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
“Đề cương ôn tập chương VII môn Vật lý 10 – Ban cơ bản ”. Đề cương cung cấp lý thuyết, bài tập trắc nghiệm chương VII: Chất rắn và chất lỏng sẽ giúp các bạn nắm chắc phần lý thuyết, giải nhanh bài tập trắc nghiệm để chuẩn bị tốt cho các bài kiểm tra và kỳ thi học kỳ. | ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CHƯƠNG VII MÔN VẬT LÝ 10 -BAN CƠ BẢN ffl.ÔN TẬP VẬT LÝ LỚP 10 NÂNG CAO CHƯƠNG VII CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG - SỰ CHUYỂN THỂ I.Chất rắn 1. Chất rắn được chia thành 2 loại chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình. Chất rắn kết tinh được cấu tạo từ các tinh thể có dạng hình học Chất vô định hình không có cấu trúc tinh thể nên không có dạng hình học. 2. Tinh thể và mạng tinh thể - Tinh thể là những kết cấu rắn có dạng hình học xác định. - Mạng tinh thể Tinh thể là cấu trúc tạo bởi các hạt nguyên tử phân tử ion liên kết chặt chẽ với nhau bằng những lực tương tác và sắp xếp theo một trật tự hình học trong không gian xác định gọi là mạng tinh thể. 3. Chuyển động nhiệt ở chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình. oMỗi hạt cấu tạo nên tinh thể không đứng yên mà luôn dao động quanh một vị trí cân bằng xác định trong mạng tinh thể. Chuyển động này được gọi là chuyển động nhiệt ở chất kết tinh . o Chuyển động nhiệt ở chất rắn vô định hình là dao động của các hạt quanh vị trí cân bằng. oKhi nhiệt độ tăng thì dao động mạnh. 4. Tính dị hướng o Tính dị hướng ở một vật thể hiện ở chỗ tính chất vật lý theo các phương khác nhau ở vật đó là không như nhau. o Trái với tính di hướng là tính đẳng hướng. o Vật rắn đơn tinh thể có tính dị hướng. o Vật rắn đa tinh thể và vật rắn vô định hình có tính đẳng hướng II. Biến dạng của vật rắn 1.Biến dạng đàn hồi Khi có lực tác dụng lên vật rắn thì vật bị biến dạng. Nếu ngoại lực thôi tác dụng thì vật có thể lấy lại hình dạng và kích thước ban đầu. Biến dạng vật rắn lúc này được gọi là biến dạng đàn hồi và vật rắn đó có tính đàn hồi. 2. Biến dạng dẻo biến dạng còn dư Khi có lực tác dụng lên vật rắn thì vật bị biến dạng. Nếu ngoại lực thôi tác dụng thì vật không thể lấy lại hình dạng và kích thước ban đầu. Biến dạng vật rắn lúc này được gọi là biến dạng dẻo biến dạng còn dư và vật rắn đó có tính dẻo. Giới hạn đàn hồi Giới hạn trong trong đó vật rắn còn giữ được tính đàn hồi của nó. 3. Biến dạng kéo và biến dạng nén. Định luật Hooke. .