Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Bài giảng Quản trị ngoại thương: Phần 2 - CĐ CNTT TP.HCM
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài giảng Quản trị ngoại thương: Phần 2 có nội dung trình bày về hợp đồng ngoại thương, tổ chức thực hiện hợp đồng ngoại thương, nghiệp vụ hải quan, các chứng từ chủ yếu trong kinh doanh ngoại thương. Mời bạn đọc tham khảo nội dung phần 2 tài liệu. | BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ NGOẠI THƯƠNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƯƠNG 3 HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG Mục đích - Trang bị những kiến thức căn bản nhất về hợp đồng ngoại thương hợp đồng ngoại thương là gì Những đặc điểm cơ bản của hợp đồng ngoại thương Yêu cầu của một hợp đồng ngoại thương - Giới thiệu bố cục của một văn bản hợp đồng ngoại thương - Giới thiệu kỹ thuật xây dựng các điều khoản của một hợp đồng ngoại thương hoàn chỉnh. - Giới thiệu cách thức đàm phán trong ngoại thương 3.1 Giới thiệu khái quát về hợp đồng ngoại thương 3.1.1 Khái niệm Hợp đồng là sự thỏa thuận đạt được giữa hai hay nhiều bên đương sự nhằm mục đích tạo ra thay đổi hoặc triệt tiêu quan hệ giữa các bên Hợp đồng kinh tế là sự thỏa thuận bằng văn bản tài liệu giao dịch .giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất trao đổi hàng hóa dịch vụ nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật và các thỏa thuận khác có mục đích kinh doanh với quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế hợp đồng ngoại thương về bản chất là sự thỏa thuận giữa các bên mua bán ở các nước khác nhau. Trong đó quy định quyền và nghĩa vụ của các bên bên bán phải cung cấp hàng hóa chuyển giao các chứng từ có liên quan đến hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa bên mua phải thanh toán tiền hàng và nhận hàng. 3.1.2 Đặc điểm So với những hợp đồng kinh tế khác trong nước hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có ba đặc điểm sau TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TP.HCM TRANG 48 BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ NGOẠI THƯƠNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH Đặc điểm 1 Chủ thể của hợp đồng - người mua và người bán- phải có cơ sở kinh doanh đăng ký tại hai quốc gia khác nhau Ở Việt Nam còn quy định thêm giữa các bên có trụ sở cùng nằm trên lãnh thổ Việt Nam nhưng một bên ở trong nội địa và bên kia ở trong các khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật . Ở đây cần lưu ý rằng quốc tịch không phải là yếu tố để phân biệt dù người mua và người bán có quốc tịch khác nhau nhưng nếu việc mua .