Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Thi hành án dân sự - qua thực tiễn tỉnh Bắc Ninh
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Cùng tìm hiểu lý luận về thi hành án dân sự - Giai đoạn cuối của quá trình tố tụng; đánh giá thực trạng công tác thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, chỉ ra nguyên nhân chủ quan, khách quan của sự thành công cùng những khó khăn, vướng mắc trong công tác này;. được trình bày cụ thể trong đề tài "Thi hành án dân sự - qua thực tiễn tỉnh Bắc Ninh". Hy vọng tài liệu tài liệu là nguồn thông tin hữu ích cho quá trình học tập và nghiên cứu của các bạn. | Thi hành án dân sự - qua thực tiễn tỉnh Bắc Ninh Lê Quỳnh Nga Khoa Luật Luận văn ThS Chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật Mã số 60 38 01 01 Người hướng dẫn TS. Trần Nho Thìn Năm bảo vệ 2014 Keywords. Thi hành án Án dân sự Luật dân sự Pháp luật Việt Nam. Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hoạt động thi hành án dân sự THADS là giai đoạn cuối của quá trình tố tụng đảm bảo cho bản án quyết định của Tòa án được chấp hành và có hiệu lực trên thực tế nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân góp phần bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật pháp chế xã hội chủ nghĩa giữ vững ổn định chính trị trật tự an toàn xã hội tăng cường hiệu lực hiệu quả của bộ máy nhà nước. Trong hoạt động tư pháp việc đảm bảo hiệu lực của bản án quyết định của Tòa án là một yêu cầu tất yếu khách quan là nguyên tắc hiến định chỉ đạo toàn bộ tổ chức và hoạt động thi hành án nói chung và hoạt động thi hành án dân sự nói riêng. Điều 106 Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định Bản án quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan tổ chức cá nhân tôn trọng cơ quan tổ chức cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành 36 . Do vị trí vai trò quan trọng của công tác thi hành án Nghị quyết số 49-NQ TW ngày 02 6 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020 đã đề ra nhiệm vụ chuẩn bị các điều kiện về cán bộ cơ sở vật chất để giao Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thống nhất quản lý công tác thi hành án trên toàn quốc nhằm nâng cao hiệu lực hiệu quả công tác này bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và mọi tổ chức công dân. Để triển khai thực hiện nhiệm vụ trên Chính phủ giao Bộ Tư pháp tiến hành dự thảo Bộ luật Thi hành án. Tuy nhiên căn cứ vào điều kiện cụ thể của đất nước Quốc hội đã quyết định tách thành hai luật riêng rẽ Luật Thi hành án dân sự năm 2008 và Luật Thi hành án hình sự năm 2010. Riêng việc thi hành các bản án hành chính lại được quy định trong Luật Tố tụng hành chính