Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Ebook Địa chí Quảng Ngãi (Phần 3)

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Phần 3 Kinh tế thuộc ebook "Địa chí Quảng Ngãi", phần này viết về địa-kinh tế, gồm cả thảy 9 chương, từ chương 12 đến chương 20 của ebook. | PHẦN III KINH TẾ Nông nghiệp - thủy lợi Lâm nghiệp Ngư nghiệp Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp Thương mại - du lịch Tài chính - Tiền tệ - Ngân hàng Giao thông - Vận tải Bưu điện Điện lực l ịa chí Ịuang Ngai Trang 1 ì CHƯƠNG XII NÔNG NGHIỆP - THỦY LỢI I. NÔNG NGHIỆP Quảng Ngãi là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ sản xuất nông nghiệp thường không thuận lợ i bằng các vùng Bắc Bộ và Nam Bộ. Quảng Ngãi có đồng bằng nhỏ hẹp đất đai cằn cỗi địa hình phức tạp do bị chia cắt bởi nhiều gò đồi và các nhánh núi đâm ngang ra biển. Do địa hình có độ dốc tương đối lớn các con sông ở Quảng Ngãi có lưu lượ ng dòng chảy lớn về mùa mưa thường gây nên lũ lụt về mùa nắng các dòng sông thường bị khô kiệt gây nên hạn hán. Sản xuất nông nghiệp thường chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa của khu vực duyên hải miền Trung. Hằng năm có từ hai đến ba cơn bão đổ bộ trực tiếp và nhiều đợt áp thấp nhiệt đới kéo theo mưa lớn gây thiệt hại nặng cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên vớ i đức tính cần cù chịu khó sáng tạo người nông dân luôn biết khắc phục những bất lợ i của thiên nhiên để nông nghiệp Quảng Ngãi từ thờ i sơ khai đến hiện đại vẫn luôn giữ một vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế chung của tỉnh. 1. NÔNG NGHIỆP THỜI PHONG KIẾN TỪ NĂM 1884 TRỞ VỀ TRƯỚC Dưới thời Vương quốc Chămpa dải đất hẹp từ đèo Hải Vân chạy dọc theo bờ biển miền Trung về phía nam lưng tựa vào dãy Trường Sơn trong đó có Quảng Ngãi từng được mô tả là nơi bốn mùa ấm áp cây cỏ mùa đông tươi tốt bốn mùa đều ăn rau sống -11. Nông nghiệp trồng lúa nước của người Chăm phát triển khá cao mà đến nay vân còn thấy được dấu vết qua những hệ thống thủy lợi tinh xảo với quy mô lớn còn lưu lại trên nhiều cánh đồng miền Trung. Chính nơi đây đã ra đời giống lúa chín sớm một trăm ngày mà đến thế kỷ thứXVIII được truyền bá sang Trung Hoa tạo nên sự đột biến trong nông nghiệp vùng Hoa Nam . Tuy nhiên nhận định trên chỉ đúng về đại thể về toàn cục tức toàn bộ địa bàn mà người Chăm xưa có cư trú .