Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Sản xuất sinh khối rễ cây hoàng liên gai làm nguồn dược liệu cho sản xuất Berberin bằng công nghệ khí canh
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nghiên cứu được tiến hành trên đối tượng cây Hoàng liên gai nhằm đánh giá khả năng sản xuất sinh khối rễ của công nghệ khí canh so với trồng bằng địa canh truyền thống. Kết quả thu được cho thấy sinh khối rễ cây hoàng liên gai thu được sau trồng 1 năm trong hệ thống khí canh cao gấp 3,43 lần so với trồng bằng phương pháp địa canh truyền thống. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm bắt thêm các nội dung chi tiết. | J. Sci. Devel. 2014 Vol. 12 No. 8 1266-1273 Tạp chí Khoa học và Phát triển 2014 tập 12 số 8 1266-1273 www.vnua.edu.vn SẢN XUẤT SINH KHỐI RỄ CÂY HOÀNG LIÊN GAI LÀM NGUỒN DƯỢC LIỆU CHO SẢN XUẤT BERBERIN BẰNG CÔNG NGHỆ KHÍ CANH Lại Đức Lưu Đỗ Thị Thu Hà Vũ Thị Hằng Hoàng Thị Giang Nguyễn Thị Thuỷ Nguyễn Quang Thạch Viện Sinh học Nông nghiệp Học viện Nông nghiệp Việt Nam Email Luucnsh@gmail.com Ngày gửi bài 25.09.2014 Ngày chấp nhận 24.11.2014 TÓM TẮT Nghiên cứu được tiến hành trên đối tượng cây Hoàng liên gai nhằm đánh giá khả năng sản xuất sinh khối rễ của công nghệ khí canh so với trồng bằng địa canh truyền thống. Kết quả thu được cho thấy sinh khối rễ cây hoàng liên gai thu được sau trồng 1 năm trong hệ thống khí canh cao gấp 3 43 lần so với trồng bằng phương pháp địa canh truyền thống. Trong hệ thống khí canh cây Hoàng liên gai sinh trưởng tốt nhất khi nồng độ dinh dưỡng đặt ở mức 1.300 -1.600 ps cm với chế độ phun thích hợp nhất là phun 10 giây nghỉ 15 phút. Kết quả thu được này có ý nghĩa rất lớn là cơ sở quan trọng trong việc phát triển sản xuất sinh khối các cây dược liệu quý bằng công nghệ khí canh. Từ khoá Công nghệ khí canh hoàng liên gai sinh khối rễ. Biomass Production of Barberry Roots by Aeroponic Technology as Source of Medicinal Herbs for Berberin Production ABSTRACT The research was carried out on the barberry plants to evaluate the root mass production by aeroponic technology in comparison with traditional cultivation method. The results showed that the barberry root mass produced after 1 year in the aeroponic system was 3.43 times higher than that produced by traditional methods of cultivation. In the aeroponic system the barberry plants thrived well when nutrient levels were set at 1300 to1600 Lts cm with the interval of 10 seconds spraying and 15 seconds pause. The findings are of great significance serving as basis for bio mass production of the precious medicinal plants using aeroponic technology. Keywords Aeroponic technology barberry root .