Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Bài giảng Chương 7: Tổng quát
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài giảng Chương 7: Tổng quát bao gồm một số bệnh thông thường như: Rối loạn cân bằng nước điện giải và cân bằng toan kiềm, shock nhiễm trùng, trúng độc cấp thuốc trừ sâu gốc phosphore hữu cơ, bệnh tự miễn,. Mời các bạn cùng tìm hiểu và tham khảo nội dung thông tin tài liệu. | 488 CHƯƠNG 7 TỔNG QUÁT RỐI LOẠN CÂN BẰNG NƯỚC ĐIỆN GIẢI VÀ CÂN BẰNG TOAN KIỀM Mục tiêu 1. Nắm được sơ bộ các cơ chế điều hòa của nước điện giải toan kiềm trong cơ thể 2. Chẩn đoán và xác định được nguyên nhân gây tăng Natri máu hạ Natri máu tăng Kali máu và hạ Kali máu. 3. Chẩn đoán được các loại nhiễm toan nhiễm kiềm chuyển hóa nhiễm toan nhiễm kiềm hô hấp 4. Biết cách tính và điều trị các rối loạn nước điện giải thông thường. 5. Điều trị được các rối loạn toan kiềm hô hấp và chuyển hoá. Nội dung I. NHẮC LẠI SINH LÝ VÀ CƠ CHẾ ĐIỀU HÒA CÂN BẰNG NƯỚC ĐIỆN GIẢI 1. Phân bố nước trong cơ thể Ở người lớn bình thường tổng lượng nước chiếm khoảng 60 trọng lượng cơ thể trong đó 40 ở nội bào và 20 ở ngoại bào. Trong 20 này thì 15 ở trong khoảng kẽ và 5 ở trong nội mạch. Lượng nước trong cơ thể ở nữ ít hơn nam và giảm dần theo tuổi. Nồng độ thẩm thấu giữa khoang nội bào và ngoại bào thường bằng nhau khoảng chừng 285 mosmol l . Vận chuyển của nước qua lại màng tế bào nhờ vào chênh lệch áp lực thẩm thấu osmol trong khi vận chuyển nước qua lại màng mao mạch thì phụ thuộc vào chênh lệch áp lực thuỷ tĩnh và áp lực keo. Các rối loạn cân bằng nước ở nội và ngoại bào là hậu quả của sự mất cân bằng của Bilan Natri và hoặc Bilan nước. Sơ đồ1 Phân bố của nước trong cơ thể 489 2. Các cơ chế điều hoà nước điện giải toan kiềm Cơ chế nầy rất cần thiết và đòi hỏi sự nhạy cảm chính xác để đảm bảo tính ổn định của nội môi đó là điều kiện cần thiết cho sự sống. Có sự ưu tiên cho sự cân bằng thẩm thấu so với cân bằng thể tích nội môi. Hai mặt điều hòa cân bằng nước điện giải và cân bằng toan - kiềm có liên hệ mật thiết với nhau. 2.1. Điều hòa cân bằng thẩm thấu Chủ yếu do cơ chế tiết hóc môn chống bài niệu ADH Antidiuretic Hormone và cơ chế khát. Kích thích tiết ADH là sự tăng áp lực thẩm thấu và sự giảm thể tích môi trường ngoại bào. Trung tâm khát ở vùng dưới đồi tại đây có thụ thể áp lực thẩm thấu sự giảm thể tích môi trường ngoại bào cũng kích thích gián tiếp trung tâm khát. 2.2. Điều hòa .