Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tài liệu: Lão Hạc – bi kịch bảo tồn thiên lương

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Xung đột bi kịch trong “ Lão Hạc” là xung đột giữa ý thức bảo tồn thiên lương của lão Hạc với cái đói. Trong truyện nhà văn không trực tiếp tả cái đói như ông đã từng tả trong “Một bữa no” hoặc như Thạch Lam, Nguyễn Thị Vịnh từng làm nhưng cái đói dưới ngòi bút Nam Cao có một sức mạnh vô hình ghê gớm luôn rình chực bẻ gãy thiên lương, quật ngã con người. Hoàn cảnh khách quan của lão Hạc: Từ ngày đứa con đi phu “lão làm thuê để kiếm ăn. Hoa lợi. | Lão Hạc - bi kịch bảo tồn thiên lương 1.1-Xung đột bi kịch Xung đột bi kịch trong Lão Hạc là xung đột giữa ý thức bảo tồn thiên lương của lão Hạc với cái đói. Trong truyện nhà văn không trực tiếp tả cái đói như ông đã từng tả trong Một bữa no hoặc như Thạch Lam Nguyễn Thị Vịnh từng làm nhưng cái đói dưới ngòi bút Nam Cao có một sức mạnh vô hình ghê gớm luôn rình chực bẻ gãy thiên lương quật ngã con người. Hoàn cảnh khách quan của lão Hạc Từ ngày đứa con đi phu lão làm thuê để kiếm ăn. Hoa lợi của khu vườn được bao nhiêu lão để riêng ra. Lão chắc mẩm thế nào đến lúc con lão về lão cũng có được một trăm đồng bạc . Sau trận ốm số tiền chắt chiu bao nhiêu năm tháng của lão hết nhẵn sức lực con người lão cũng cạn kiệt. Lại gặp cảnh khủng hoảng chung của làng xóm khi Làng mất vè sợi nghề vải đành phải bỏ. Đàn bà rỗi rãi nhiều. Còn tí việc nhẹ nào họ tranh nhau làm mất cả Rồi lại bão. Hoa màu bị phá sạch sành sanh. .Gạo cứ kém mãi đi. Một lão với một con chó mỗi ngày ba hào gạo mà gia sự vẫn còn đói deo đói dắt . Thiên lương là đức tính phẩm chất tốt đẹp mà ông trời phú cho con người. Nó là cốt lõi trong đạo đức cá nhân mỗi người. Thông thường đạo đức cá nhân bao gồm hai loại quan hệ đạo đức quan hệ đạo đức cá nhân với cộng đồng và quan hệ đạo đức cá nhân với chính bản thân mình. Loại quan hệ trước mọi thiết chế xã hội đều ra sức cổ vũ rèn cặp theo tư tưởng của giai cấp cầm quyền Vì trong xã hội có giai cấp thì tư tưởng thống trị là tư tưởng của giai cấp thống trị . Loại quan hệ thứ hai thể hiện nỗ lực của bản thân mỗi con người- cá nhân nó được thể hiện qua những đức tính tự lực tự lập tự tín tự trọng tự ái .Ý thức về nhân cách chính là cơ sở triết học của loại đức tính này. Không có loại quan hệ thứ hai đủ mạnh con người ta có thể giàu có thành đạt thành danh nhưng không thể có nhân cách đẹp. Những tấm gương nhân cách vằng vặc như sao Khuê trong lịch sử Việt Nam là một minh chứng. Họ hầu hết đâu có xuất thân từ tầng lớp bình dân nhưng đạo đức nhân cách của họ người bình