Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Bài giảng Bệnh sán lá ruột lợn
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài giảng Bệnh sán lá ruột lợn cung cấp cho các bạn những kiến thức về nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng, cách phòng và trị bệnh sán lá ruột lợn. Mời các bạn tham khảo bài giảng để bổ sung thêm kiến thức về lĩnh vực này, với các bạn chuyên ngành Chăn nuôi thì đây là tài liệu hữu ích. | Bệnh sán lá ruột lợn 1. Nguyên nhân Do một loại sán lá, nhân dân thường gọi là sán lá hạt hồng (sán bã trầu) gây lên. Hầu hết lợn nuôi trong các gia đình nông dân đều mắc bệnh sán lá ruột. Sán trưởng thành ký sinh ở ruột non của lợn mầu hồng giống như hạt hồng, sán đẻ trứng theo phân ra ngoài gặp điều kiện thuận lợi trứng nở thành ấu trùng rồi chui vào ký chủ trung gian là ốc nước ngọt, phát triển qua các giai đoạn rồi chui ra khỏi ốc, phát triển thành kén, kén bám vào thân cây cỏ và rau, lợn ăn phải rau cỏ có nhiễm kén sán lá ruột khi vào ruột lợn kén sẽ phát triển thành sán trưởng thành. ốc nước ngọt (thấy ở ruộng lúa) vật chủ trung gian của sán lá ruột lợn 2.Triệu chứng lâm sàng Lợn kém ăn, gầy yếu, suy dinh dưỡng, da khô, lông xù do sán hút hết chất dinh dưỡng. Lợn con chậm lớn, thường xuyên ỉa chảy, ngủ hay nghiến răng. Lợn nái nhiễm sán lá thường nuôi con kém, do ít sữa, niêm mạc nhợt nhạt do thiếu máu. Khi mổ khám nhỡn ruột non bên ngoài không nhẵn có nhiều nốt sần to . | Bệnh sán lá ruột lợn 1. Nguyên nhân Do một loại sán lá, nhân dân thường gọi là sán lá hạt hồng (sán bã trầu) gây lên. Hầu hết lợn nuôi trong các gia đình nông dân đều mắc bệnh sán lá ruột. Sán trưởng thành ký sinh ở ruột non của lợn mầu hồng giống như hạt hồng, sán đẻ trứng theo phân ra ngoài gặp điều kiện thuận lợi trứng nở thành ấu trùng rồi chui vào ký chủ trung gian là ốc nước ngọt, phát triển qua các giai đoạn rồi chui ra khỏi ốc, phát triển thành kén, kén bám vào thân cây cỏ và rau, lợn ăn phải rau cỏ có nhiễm kén sán lá ruột khi vào ruột lợn kén sẽ phát triển thành sán trưởng thành. ốc nước ngọt (thấy ở ruộng lúa) vật chủ trung gian của sán lá ruột lợn 2.Triệu chứng lâm sàng Lợn kém ăn, gầy yếu, suy dinh dưỡng, da khô, lông xù do sán hút hết chất dinh dưỡng. Lợn con chậm lớn, thường xuyên ỉa chảy, ngủ hay nghiến răng. Lợn nái nhiễm sán lá thường nuôi con kém, do ít sữa, niêm mạc nhợt nhạt do thiếu máu. Khi mổ khám nhỡn ruột non bên ngoài không nhẵn có nhiều nốt sần to cứng, bên trong chứa nhiều sán lá. 3. Phòng bệnh Không cho lợn ăn rau, bèo, rong sống. Khi cho lợn ăn rau sống phải rửa sạch. Vệ sinh môi trường bằng cách quét dọn vệ sinh định kỳ, toàn bộ chất thải, phân rác. đem ủ để diệt trứng giun sán. Không dùng phân tươi, nước giải mới tưới cho cây làm thức ăn xanh của lợn. 4. Trị bệnh Dùng Nimisol, Tayzu 1g cho 5kg thể trọng, trộn vào thức ăn cho lợn ăn vào buổi sáng khi đói. Bài tập: bệnh sán lá ruột lợn 1.Khi quan sát một đàn lợn con thấy có những biểu hiện gì thì bạn cho rằng con lợn ấy bị mắc bệnh sán lá ruột? 2. Hãy kê 01 đơn thuốc điều trị cho 3 con lợn mỗi con nặng 20kg bị bệnh sán lá ruột?