Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Bài giảng Bài 2: Đại cương về dược lực học
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài giảng Bài 2: Đại cương về dược lực học với mục tiêu giúp sinh viên có khả năng trình bày được cơ chế tác dụng của thuốc qua receptor và không qua receptor; phân biệt được các cách tác dụng của thuốc; trình bày được những yếu tố thuộc về bản thân thuốc quyết định tác dụng của thuốc; | Dược Lý HỌC 2007 - ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI SÁCH DÙNG CHO SINH VIÊN HỆ BÁC sĩ ĐA KHOA Bài 2 ĐẠI CƯƠNG VỂ Dược Lực học mục TIEU học TẠP Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng 1. Trình bày được cơ chế tác dụng của thuốc qua receptor và không qua receptor. 2. Phân biệt được các cách tác dụng của thuốc. 3. Trình bày được những yếu tố thuộc về bản thân thuốc quyết định tác dụng của thuốc lý hóa cấu trúc dạng bào chế . 4. Nêu được những yếu tố chỉnh về phía người bệnh có ảnh hưởng đến tác d ụng của thuố c tuổi quen thuốc . 5. Trình bày được 5 trạng thái tác dụng đặc biệt của thuố c. Dược lực học nghiên cứu tác dụng của thuốc lên cơ thể sống giải thích cơ chế của các tác dụng sinh hóa và sinh lý của thuốc. Phân tích càng đầy đủ được các tác dụng càng cung cấp được những cơ sở cho việc dùng thuốc hợp lý trong điều trị. Đây là nhiệm vụ cơ bản nhất và cũng là khó khăn lớn nhấ t của dược lực học. 1. CƠ chẾ TÁc DỤNG cỦA Thuốc 1.1. Receptor - Tác dụng của phần lớn các thuốc là kết quả của sự tương tác giữa thuốc với receptor thể thụ cảm . Receptor là một thành phần đại phân tử macromolecular tồn tại với một l ượng giới hạn trong một số tế bào đích có thể nhận biết một cách đặc hiệu chỉ một phân tử thông tin tự nhiên hormon chất dẫn truyền thần kinh hoặc một tác nhân ngoại lai chất hóa học thuốc để gây ra một tác dụng sinh học đặc hiệu là kết quả của tác dụng tương hỗ đó. Thành phần đại phân tử của receptor thường là protein vì chỉ có protein mới có cấu trúc phức tạp để nhận biết đặc hiệu của một phân tử có cấu trúc 3 chiều. Receptor có 2 chức phận 1 Nhận biết các phân tử thông tin hay còn gọi là ligand bằng sự gắn đặc hiệu các phân tử này vào receptor theo các liên kết hóa học - Liên kết ion các chất hóa học mang điện tích như nhóm amoni bậc 4 cuả acetylcholin có điện tích dương sẽ gắn vào vùng mang điện tích trái dấu của receptor theo liên kết này với lực liên kết khoảng 5- 10 kcal mol. - Liên kết hydro do sự phân bố không đổng đều electron trong phân tử nên có mối liên kết .