Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tiểu luận:Vấn đề công nhận nền kinh tế thị trường ở Việt Nam và tác động của nó đến quan hệ thương mại Việt – Mỹ sau bình thường hóa quan hệ 1995
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Ngày 11/7/1995, Tổng thống Mỹ Bill Clinton công bố “Bình thường hóa các quan hệ” với Việt Nam. Ngày 17/10/2001, Tổng thống nhiệm kỳ kế tiếp George W.Bush ký sắc lệnh ban bố Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ thành luật. | HỌC VIỆN NGOẠI GIAO VIỆT NAM KHOA CHÍNH TRỊ - NGOẠI GIAO VIỆT NAM BỘ MÔN CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI BÀI TẬP LỚN Đề tài Vấn đề công nhận nền kinh tế thị trường ở Việt Nam và tác động của nó đến quan hệ thương mại Việt - Mỹ sau bình thường hóa quan hệ 1995 Sinh viên thực hiện Vũ Thị Minh Ngọc Lớp A33 MỤC LỤC I. Lời mở đầu.2 II. Nội dung chính .3 1. Vấn đề công nhận nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.3 2. Tác động của việc Mỹ phủ nhận nền kinh tế Việt Nam có tính chất thị trường đến quan hệ thương mại hai nước.6 a. Vụ kiện chống bán phá giá cá tra cá basa năm 2001 - 2002.6 b. Khó khăn trong đàm phán song phương với Mỹ trong quá trình gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới WTO .9 III. Kết luận.11 Tài liệu tham khảo.12 1 I. Lời mở đầu Ngày 11 7 1995 Tổng thống Mỹ Bill Clinton công bố Bình thường hóa các quan hệ với Việt Nam. Ngày 17 10 2001 Tổng thống nhiệm kỳ kế tiếp George W.Bush ký sắc lệnh ban bố Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thành luật. Đây được coi là hai mốc quan trọng trong việc khép lại quá khứ chiến tranh giữa hai dân tộc từng là kẻ thù của nhau mở ra thời đại mới của hợp tác và phát triển giữa hai nước đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại. Tuy nhiên sau gần tám năm ký kết Hiệp định Thương mại hai nước vẫn chưa thật sự bình thường hóa quan hệ thương mại khi phía Mỹ đặt ra các yêu cầu quá cao gây khó khăn cho Việt Nam trong quá trình đàm phán gia nhập WTO hay việc thường xuyên có các công ty Mỹ đâm đơn kiện Việt Nam bán phá giá. Mấu chốt của vấn đề chính là việc Mỹ không công nhận nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường.