Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
SKKN: Hướng dẫn học sinh dùng quan hệ giữa chuyển động tròn đều và dao động điều hòa để giải một số dạng bài tập dao động cơ học

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Sáng kiến “Hướng dẫn học sinh dùng quan hệ giữa chuyển động tròn đều và dao động điều hòa để giải một số dạng bài tập dao động cơ học” tóm tắt lại phần lý thuyết cơ bản của chương, đưa ra một số dạng bài tập cơ bản và phương pháp giải, bài tập vận dụng các phương pháp đó và cuối cùng là các bài tập tự luyện nhằm giúp các em có kĩ năng giải bài tập. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến trên. | SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH DÙNG QUAN HỆ GIỮA CHUYỂN ĐỘNG TRÒN ĐỀU VÀ DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA ĐỂ GIẢI MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP DAO ĐỘNG CƠ HỌC PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÍ LUẬN Thưa các bạn Kinh nghiệm của các kì thi tuyển sinh vào các trường đại học cao đẳng và trung học chuyên nghiệp trong những năm vừa qua cho thấy rằng đối với môn vật lý nói chung và phần DAO ĐỘNG CƠ HỌC nói riêng thí sinh nào nắm vững các phương pháp cơ bản giải các bài toán vật lý sơ cấp thì sẽ có điều kiện đạt điểm cao trong kì thi. Hiện nay trong xu thế đổi mới của ngành giáo dục về phương pháp giảng dạy cũng như phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả giảng dạy và thi tuyển. Cụ thể là phương pháp kiểm tra đánh giá bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan.Trắc nghiệm khách quan đang trở thành phương pháp chủ đạo trong kiểm tra đánh giá chất lượng dạy và học trong nhà trường THPT. Điểm đáng lưu ý là nội dung kiến thức kiểm tra tương đối rộng đòi hỏi học sinh phải học kĩ nắm vững toàn bộ kiến thức của chương trình tránh học tủ học lệch và để đạt được kết quả tốt trong việc kiểm tra thi tuyển học sinh không những phải nắm vững kiến thức mà còn đòi hỏi học sinh phải có phản ứng nhanh đối với các dạng toán đặc biệt các dạng toán mang tính chất khảo sát mà các em thường gặp. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN DAO ĐỘNG CƠ HỌC với học sinh trung học phổ thông không mới mẻ trìu tượng trái lại rất gần gũi .Nhưng các dạng bài tập như tìm đường đi trong dao động điều hòa tìm thời gian để vật đi được quãng đường cho trước tìm thời điểm vật có tọa độ vận tốc nào đó. thật không dễ dàng đối với các em vì các em phải giải các phương trình lượng giác phải biết phân tích đề để tìm được nghiệm phù hợp.Mặt khác thời gian dành cho mỗi câu trong đề thi rất hạn chế học sinh cần phải chủ động tiết kiệm thời gian .Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy học sinh thường chỉ biết làm những bài tập đơn giản như thay vào công thức có sẵn còn những bài tập yêu cầu phải có khả năng phân tích đề hoặc tư duy thì kết quả rất kém.Để giúp .