Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Ebook Định Tường (Mỹ Tho) xưa: Phần 2 - Huỳnh Minh

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Để bổ sung thêm kiến thức về huyền sử - giai thoại, văn hóa nghệ thuật thi thơ tân cựu và những đặc điểm về văn hóa, kinh tế, xã hội tại vùng đất Định Tường hay còn gọi là Mỹ Tho ngày nay. Mời các bạn tham khảo tài liệu để nắm bắt nội dung chi tiết. | Phffn Thứ Tư Sự tích Lịch sử ííuvền sử Giai tíioại 142 sự TÍCH COM KIMH BÁOĐỊMHHÀ Từ khi Nguyễn Cư Trinh dùng chính sách tam thực mà mở rộng miền Nam các người sau kế tiếp nhau phá rừng phá núi công trình gian lao khôn xiết kể. Mỗi một vùng đất một con kênh một con rạch cây cầu thảy đều có mang di tích người xưa để lại. Kịp lúc quân Pháp sang đây chiếm đoạt các di tích xưa lần lượt bị khoác vào mình những cái tên . Tây mà tên cũ non sông hầu như bị chìm trong quên lãng. Như cầu Thị Nghè mang têh là Arroyo de rAvalanche Bảo Định hà mà cũng đổi tên là Arroyo de ỉa Poste miếu Kiến Trung thì gọi là Ô Ma Aux Mares Camp des Mares. Arroyo de la Poste hay Bảo Định hà xưa nguồn gôc ra sao Ây là một con kinh do Bửu Thiện hầu Nguyễn Văn Phong và Vân Trường hầu Nguyễn cửu Vân đã đốc xuất quân dân đào vét thành hình. Theo Đại Nam Nhất thống chí và theo tài liệu của ông Lê Thọ Xuân trong tạp chí Đại Việt số 9 năm 1952 đã nhận định như sau Thuở trưức về phía trên rạch Vũng Gù Tân An chảy từ Vàm cỏ Tây tói quán Thị Cai về phía ưước rạch Mỹ Tho chảy từ Tiền Giang tới chợ Lương Phú Bến Tranh còn đoạn giữa thì ruộng giồng liên tiếp vổi nhau. Đến năm Ât Dậu 1705 đời chúa Nguyễn Hiếu Minh Vương Nguyễn Cử Vân phụng mạng vào giúp vua Chân Lạp là Nặc Ông Yêm công phá binh Xiêm. Địch quân thường do vùng giồng cao ruộng thấp này mà đánh phía sau quân ta. Nguyễn Cửu Vân bèn dạy đắp luỹ dài từ quán Thị Cai đến Bến Tranh và dạy đào hai bên rạch Vũng Gù và Mỹ Tho cho nối liền nhau ngoài luỹ có hào sâu rộng. Về sau theo dòng nước này người ta vét thành một con kinh. Nhưhg vì đường nước đi xa lại phải qua nhiều khúc quanh co nên những chỗ hẹp thì bùn đọng cỏ mọc ìâu ngày nơi thì cạn lên nơi thì nhỏ lại thuyền bè khó thông thương nhất là chỗ giáp nước là chợ Thân Trọng thuộc làng Phú Kiết nước chày quá yếu nên càng cạn lắm ghe đến đó phải cặm sào chờ nước lớn thật đầy mới qua được. Đó là chưa nói đến sự khó khăn trong khi gặp nước ươn nưởc kém. .