Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Phương hướng cơ bản của việc nghiên cứu xã hội học nông thôn ở Nhật Bản sau chiến tranh
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Hiện nay, việc nghiên cứu xã hội học nông thông đóng vai trò vô cùng quan trọng và đang được nhiều nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm. Xuất phát từ thực tế đó mà bài viết "Phương hướng cơ bản của việc nghiên cứu xã hội học nông thôn ở Nhật Bản sau chiến tranh" đã đi sâu nghiên cứu vấn đề này. | Xã hội học số 2 - 1984 PHƯƠNG HƯỚNG CƠ BẢN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN Ở NHẬT BẢN SAU CHIẾN TRANH Giáo sư MINORU SHIMAZAKI 1 Sau thất bại của phát xít Nhật năm 1945 chế độ Thiên hoàng bị sụp đổ. Việc sở hữu ruộng đất của địa chủ làm nguồn gốc cho chủ nghĩa tư bản ở Nhật từ trước đến nay mang tính chất nửa phong kiến nửa quân phiệt tan rã. Cùng với nó là sự tan rã của các trật tự dưới chế độ cũ. Việc nghiên cứu xã hội học dưới chế độ Thiên Hoàng trước đây bị xóa bỏ. Sau chiến tranh việc nghiên cứu theo tư tưởng mác-xít được triển khai và những đề tài thực tiễn về việc cải cách xã hội đang chờ họ. Ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác trước chiến tranh rất mạnh mẽ nhưng sự chuẩn bị và thế ứng đối sự mẫn cảm về đề tài cải cách còn thiếu. Ngoài ra lý luận xã hội học thời tiền chiến còn chịu ảnh hưởng của trào lưu tư tưởng Đức cùng sự tiếp xúc với chủ nghĩa thực dụng Mỹ. Thứ nhất là phân tích cụ thể và điều tra cụ thể. Thứ hai là chủ nghĩa hành động trong khoa học nhân văn kết hợp ba mặt văn hóa tổng thể và cá tính. Nói chung ảnh hưởng của xã hội học Mỹ không giảm bớt về mặt phân tích thực tế thì việc điều tra theo mục đích chiếm đóng có thể nói là một phương hướng khác nghiên cứu xã hội theo chủ nghĩa Mác cũng có ảnh hưởng và dần dần được mở rộng. Ở đây tôi dùng một vài số liệu để nói lên số người nghiên cứu xã hội học nông thôn trong tỷ trọng của những người nghiên cứu xã hội học. Hiện tại số hội viên của Hội xã hội học Nhật bản có khoảng từ 1.500 - 1.600 người và cứ 4 người thì có 1 người lấy đề tài nghiên cứu là nghề nông nghề cá nghề rừng. Riêng việc nghiên cứu nông thôn có một tổ chức thường trực và Hội nghiên cứu thôn làng được tổ chức từ năm 1952. Dưới đây là bảng chuyển biến những đề tài nghiên cứu qua các năm. Thời kỳ đầu là làng xã gia đình sau đó chuyển sang tầng lớp và giai cấp sau cùng là đô thị và nông thôn. Bởi vì tình hình hiện nay đô thị và nông thôn đang chuẩn bị sát nhập vào nhau nên đề tài này chuyển biến qua các thời gian. Năm 1945 ở Nhật bản có