Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Từ tâm lý trẻ em đến tâm lý dân tộc
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết "Từ tâm lý trẻ em đến tâm lý dân tộc" đi sâu tìm hiểu mối liên hệ giữa tâm lý học trẻ em với tâm lý học dân tộc. Hiện nay khái niệm tâm lý dân tộc đến nay vẫn còn là một mối nghi ngờ, dù cho ai cũng thấy những tính cách hay bản sắc dân tộc là điều hiển nhiên như chính sự tồn tại của các dân tộc vậy. | Trao đổi nghiệp vụ Xã hội học số 1-1992 Từ tâm lý trẻ em đến tâm lý dân tộc PHẠM BÍCH HỢP 1. về các huyền thoại thần đồng Chúng tôi muốn tìm mối liên hệ giữa tâm lý học trẻ em với tâm lý học dân tộc và trông đợi ở giới khoa học một sự ủng hộ cuộc tìm kiếm này. Chính ngay khái niệm tâm lý học dân tộc đến nay vẫn còn là một mối nghi ngờ dù cho ai cũng thấy những tính cách hay bản sắc dân tộc là điều hiển nhiên như chính sự tồn tại của các dân tộc vậy. Khó khăn hơn cả là việc xắc định các phương pháp và công cụ nghiên cứu cho phép thâm nhập vào lĩnh vực bí ẩn này. Biểu hiện của tâm lý học dân tộc trong các nền văn hóa sức mạnh của tâm lý dân tộc trong các phong trào chính trị và xã hội thì không ai có thể ngờ. Nhưng cấu trúc ta nó đặc biệt là sự truyền dẫn của nó qua các thế hệ thì thật không dễ phát hiện bằng các công cụ tâm lý học dù đó là tâm lý học đại cương tâm lý học xã hội hay tâm lý học trẻ em. Lĩnh vực sau cùng này tức là tâm lý học trẻ em lại là điểm xuất phát quan trọng nhất. Ở đây chúng ta không thiếu những phương pháp trắc nghiệm. Nhưng vẫn còn một giới hạn phải vượt qua để không dừng lại ở những chỉ số bề nổi của ý thức mà tiến vào bề sâu của những gì thuộc vào tiềm thức vô thức hay siêu thức. Có phải vì thế mà sự quan tâm của Freud đến mặc cảm Ơ-đíp đã mở đầu cho những khám phá táo bạo và lớn lao. Huyền thoại đã gợi mở một hướng đi khoa học. Nhưng dù sao thì Freudism vẫn là một sản phẩm đặc trưng của xã hội phương Tây. Còn với chúng ta ở thế giới Phươnng Đông nơi mà cá tính luôn luôn ở hàng thứ yếu so với cộng đồng tính thì giới tâm lý học và cả tâm bệnh học sẽ đối diện với những bí ấn nào. Chẳng hạn dân tộc ta có một huyền thoại độc đáo về người anh hùng Phù Đồng. Thật là khác với chàng A sin. Người anh hùng làng Gióng là một chú bé 3 tuổi mà nói theo ngôn ngữ tâm lý học hiện đại thì nếu không phải là một trường hợp tâm bệnh thì cũng ở trạng thái chậm phát triển so với tất cả các chỉ số thông thường. Lên ba chẳng nói chẳng cười chú bé đó đột ngột bộc .