Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Ebook Tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí (Kỷ yếu đề tài cấp bộ 2001 - 2002): Phần 2

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Phần 2 của Kỷ yếu đề tài cấp bộ 2001 - 2002: Tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí gồm có những bài viết sau: Chủ tịch Hồ Chí Minh về tính chất của báo chí, Hồ Chí Minh bàn về nhà báo - Chiến sĩ cách mạng, quan điểm của Hồ Chí Minh về nhà báo, Hồ Chí Minh về phương pháp sáng tạo báo chí, quan điểm của Hồ Chí Minh về lãnh đạo và quản lý báo chí. | CHỦ TỊCH HỔ CHÍ MINH VÊ TÍNH CHẤT CỦA BAO chí Thạc sỹ ĐINH THỊ CHÍNH Chủ tịch Hồ Chí Minh cầm bút viết báo là để chiến đấu vì lý tưởng cộng sản chủ nghĩa vì độc lập dân tộc xây dựng một nước Việt Nam thống nhất tự do và hạnh phúc. Chính vì lẽ tính chất cách mạng trở thành tính chất phổ quát ao trùm toàn bộ di sản báo chí của Người. Ý tưởng xây dựng ủng hộ một tờ báo tiến bộ - cách mạng bộc lồ ngay trong những bài viết đầu tiên của Chủ tịch Hổ Chí Minh khi Ngưòi còn rất trẻ. Người nhìn thấy ở Đông Dương trong đó có Việt Nam không có những tờ báo chân chính do người Việt Nam làm thiếu những tờ báo mang nội dung lành mạnh nhằm nâng cao trình độ dân trí cho người Việt Nam. Nguyên nhân chủ yếu là các đạo luật và sắc lệnh làm báo của Pháp ban hành đã đặt báo chí duới ách thống trị của Pháp ở Đông Duơng. Theo đạo luật ngày 29.7.1881 được thi hành ở các thuộc địa của Pháp thì cũng có lợi cho người dân bản xứ vì nó đã tạo điều kiện cho người bản xứ được tiếp cận nền văn minh báo chí. Ngày 22.9.1881 thực dân Pháp cho thi hành đạo luật này ở Nam kỳ là thuộc điạ của nước Pháp . Thực dân Pháp đã nắm chặt tất cả các tờ báo xuất bản ở Nam kỳ báo tiếng Pháp cũng như báo tiếng Việt cho nên chúng đinh 104 ninh không có gì nguy hại cho chúng . Chúng không ngờ một sô nguời dân bản xứ đã biết lợi dụng báo chí để chống lại chúng. Vì thế Sắc lệnh-ngày 30.12.1898 do Tổng thống Cộng hoà Pháp ban hành đã ra đời. sắc lệnh này đã đặt báo chí dưới sự kiểm soát gắt gao của Pháp ở Đông Dương. Thực dân Pháp dùng sắc lệnh đó để bịt mồm bịt miệng người dân bản xứ không cho họ nói lên tiếng nói chân chính của dân tộc của đất nước mình. Nguyễn Ái Quốc đã từng lên án nghiêm khắc sắc lệnh ngày 30.12.1898 của thực dân pháp qua các tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp Đây công lý của thực dân Pháp ở Đông Dương và bài Đông Dương . Qua những bài báo nổi tiếng trên Người đã bày tỏ quan điểm tư tưởng của mình đối với những tờ báo thống trị của thực dân Pháp với những tờ báo cách mạng của những người dân nô .