Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Sự hình thành, phát triển của học thuyết pháp trị Trung Hoa cổ đại và ý nghĩa đối với công tác lý luận hôm nay

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Là học thuyết đạt đến đỉnh cao tư tưởng chính trị-pháp lý thời cổ đại, học thuyết pháp trị góp phần tô điểm thêm những giá trị tư tưởng đặc sắc phương Đông trong kho tàng chung của nhân loại đồng thời tiếp tục khẳng định ý nghĩa tích cực với thực tiễn đương đại hôm nay. Mời các bạn cùng tìm hiểu bài viết "Sự hình thành, phát triển của học thuyết pháp trị Trung Hoa cổ đại và ý nghĩa đối với công tác lý luận hôm nay" để nắm bắt nội dung thông tin vấn đề". | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN Tập 31 Số 5 2015 88-95 Sự hình thành phát triển của học thuyết pháp trị Trung Hoa cổ đại và ý nghĩa đối với công tác lý luận hôm nay Đỗ Đức Minh Ban Thanh tra và Pháp chế Đại học Quốc gia Hà Nội 144 Xuân Thủy Cầu Giấy Hà Nội Việt Nam Nhận ngày 01 tháng 10 năm 2015 Chỉnh sửa ngày 11 tháng 10 năm 2015 Chấp nhận đăng ngày 20 tháng 11 năm 2015 Tóm tăt Trong sự phát triển phong phú và sôi động của trào lưu tư tưởng Bách gia chư tử ở Trung quốc học thuyết pháp trị do Hàn Phi Tử sáng lập đã xuất hiện trên vũ đài chính trị như là đại biểu đến sau cùng nhưng đã nhanh chóng được đón nhận trở thành vũ khí lý luận sắc bén của nhà Tần trong việc quyết định cục diện hỗn loạn và thống nhất Trung quốc. Là học thuyết đạt đến đỉnh cao tư tưởng chính trị-pháp lý thời cổ đại học thuyết pháp trị góp phần tô điểm thêm những giá trị tư tưởng đặc sắc phương Đông trong kho tàng chung của nhân loại đồng thời tiếp tục khẳng định ý nghĩa tích cực với thực tiễn đương đại hôm nay. Từ khóa Học thuyết pháp trị Lý luận Cổ đại. 1. Sự hình thành phát triển của Học thuyết pháp trị Trung Hoa cổ đại Lịch sử phát triển của tư tưởng nhân loại cũng cho thấy tất cả các học thuyết tư tưởng đều được ra đời từ những yêu cầu của hiện thực đời sống xã hội và phải trải qua quá trình phát triển lâu dài với những nấc thang tư tưởng từ thấp đến cao từ những tiền đề tư tưởng đơn giản đầu tiên để trở thành một học thuyết hoàn chỉnh. Không chấp nhận cách cai trị bằng Lễ đã thành truyền thống của nhà Chu những chủ trương đề cao vai trò của pháp luật trong cai trị của Quản Trọng và Tử Sản những chính khách của nước Tề và Trịnh thời Xuân Thu được xem như sự khởi đầu của đường lối pháp trị. Tuy nhiên họ mới chỉ chú ý đến yếu tố pháp luật chủ trương dùng pháp luật thay cho lễ nghĩa ĐT 84-983682040 Email minhdd@vnu.edu.vn nhưng chưa thực sự đoạn tuyệt với đạo đức. Sang thời Chiến Quốc tư tưởng pháp trị đạt được bước phát triển mới những người theo tư tưởng pháp trị đã trở thành trường phái pháp gia .