Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Sử Trung Quốc Chương 6

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Sử Trung Quốc Chương VI TƯ TƯỞNG TRUNG HOA THỜI TIÊN TẦN (Trong chương này tôi chỉ giới thiệu triết học và văn học Trung Quốc, còn các môn học như thiên văn, địa lý, y học., vì thiếu tài liệu tôi không xét tới). 1. Triết học A. Đặc điểm của triết học Trung Quốc Có lẽ do những nguyên nhân gì đó chúng ta chưa biết, chứ đâu phải ngẫu nhiên mà hầu hết các nhà tư tưởng lớn của nhân loại thời thượng cổ đua nhau xuất hiện trong hai thế kỷ VI và V trước Tây lịch, ở tại. | Sử Trung Quốc Chương VI TƯ TƯỞNG TRUNG HOA THỜI TIÊN TẦN Trong chương này tôi chỉ giới thiệu triết học và văn học Trung Quốc còn các môn học như thiên văn địa lý y học. vì thiếu tài liệu tôi không xét tới . 1. Triết học A. Đặc điểm của triết học Trung Quốc Có lẽ do những nguyên nhân gì đó chúng ta chưa biết chứ đâu phải ngẫu nhiên mà hầu hết các nhà tư tưởng lớn của nhân loại thời thượng cổ đua nhau xuất hiện trong hai thế kỷ VI và V trước Tây lịch ở tại ba nơi Ấn Độ Hi Lạp Trung Hoa ba cái nôi của ba nền văn minh lớn nhất còn tồn tại tới ngày nay. Đối với cái thế giới của chúng ta này và với cuộc sống con người chỉ có thể có hai thái độ hoặc là phủ nhận cho cái gì cũng là hư ảo hết chỉ muôn thoát li đời sống hiện tại hoặc là chấp nhận cho thế giới này có thực có thể và chỉ có thể tìm hạnh phúc trong cuộc đời hiện tại thôi mà cuộc sống đáng truyền lại cho các thế hệ sau. Ấn Độ có thái độ thứ nhất Trung Hoa và Hi Lạp có thái độ thứ nhì không xuất thế mà nhập thế rất thực tế không bàn về vấn đề siêu hình như Ấn mà chú trọng tới nhân sinh tới việc cứu đời. Một đặc điểm của triết học Trung Quốc là có tính cách nhân bản rất cao. Sinh trong thời loạn triết gia Trung Hoa nào cũng tìm cách lập lại trật tự và nhà nào cũng bàn về chính trị. Triết gia Hi Lạp cũng bàn về chính trị nhưng ít hơn mà chú ý tới khoa học hơn. Đặc điểm thứ nhì là Trung Hoa không có tôn giáo với một giáo chủ những tăng lữ những kinh kệ. điểm này tôi đã trình bày ở Chương IV-2C thời Tây Chu. TƯ TUỎNG CHÍNH TRỊ - CÁC PHÁI Về tư tưởng chính trị thời Tiên Tần tôi chia làm hai phái - Phái hữu vi can thiệp vào đời sống của dân. - Phái vô vi không can thiệp vào đời sống của dân. Phe hữu vi lại gồm hai chủ trương - nhân trị cho rằng tư cách đạo đức tài năng của người cầm quyền quan trọng nhất vua phải yêu dân giáo hóa dân can thiệp vừa phải vào đời sống của dân thôi - pháp trị trái lại bảo nhà cầm quyền không cần có tư cách hễ pháp luật nghiêm khắc thưởng phạt công bằng thì một người không có tài đức cũng có