Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Đánh giá tổng hợp tổn thương ven biển quận Hải An - thành phố Hải Phòng nhằm định hướng quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Luận văn "Đánh giá tổng hợp tổn thương ven biển quận Hải An - thành phố Hải Phòng nhằm định hướng quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên" được lựa chọn nghiên cứu nhằm đánh giá tổng hợp tổn thương ven biển quận Hải An và trên cơ sở đó sẽ đề xuất định hướng sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên. | Theo kết quả nghiên cứu của Trần Anh Tú (2008) cho thấy ở phía nam và đông nam Đình Vũ, đường 0 mHĐ năm 1934 gần như định hướng song song với luồng cửa Cấm và Nam Triệu, tạo nên 2 doi cát triều thấp kéo dài ra phía biển và áp sát hai bên cửa sông này. Phần bãi triều thấp ở phía Nam, đường 0 mHĐ lồi lõm dạng răng cưa. Vào năm 1991, phần đuôi và phần giữa của các doi cát này bị cắt dời ra và bị đẩy về phía đông nam tạo nên các bãi cát nổi cao, có đỉnh cao trên mực nước biển trung bình. Đường 0 mHĐ có dạng răng cưa thuộc bãi triều thấp phía nam đảo Đình Vũ được vật liệu trầm tích xói mòn ở bãi cao đưa xuống bồi lấp về phía biển. Bức tranh chung biến đổi đường 0 mHĐ là mở rộng xuống phía nam (phía cửa sông Cấm), nơi rộng nhất tới 800 m, nhưng lại bị xói phía cửa Nam Triệu và tạo nên các bãi cát nổi cao trên mực nước biển trung bình. Các bãi cát này lại có xu hướng di chuyển về phía tây và đạt cự ly 700 - 800 m. Mười năm sau đắp đập Đình Vũ (1991), luồng lạch cửa Cấm sau đập Đình Vũ bị lấp đầy hoàn toàn và trở thành bãi triều thấp, độ dài xói lở Đình Vũ khoảng 3000 m. Đến năm 2001, hai mươi năm sau đắp đập, luồng lạch cửa Cấm sau đập Đình Vũ đã nổi cao đến mực biển trung bình và đã được quai đắp thành nhiều đầm nuôi trồng thủy sản. Hiện nay giữa bờ Đình Vũ và bờ Tràng Cát chỉ còn cách nhau 100 - 200 m làm lạch triều lấy nước và tiêu thoát nước đầm nuôi thủy sản. Tóm lại xu thế bồi, xói chung ở phía nam, đông nam Đình Vũ là xói lở bãi triều cao, bồi tụ luồng lạch và bồi tụ mở rộng bãi triều thâp đã diễn ra từ rất lâu. Đặc biệt sau khi đập Đình Vũ được hoàn thiện, bồi tụ luồng lạch và bờ thấp ở phía tây, tây nam Đình Vũ tăng lên đột biến làm bồi lấp hẳn lạch cửa Cấm, bắt đầu xuất hiện xu thể phát triển bồi tụ mở rộng cả bãi triều cao. Tuy nhiên, từ đầu đoạn bờ kè bê tông phía nam Đình Vũ tới cửa Nam Triệu, mức độ bồi tụ bãi cao giảm chậm, xói lở mạnh vẫn diễn ra ở nhiều đoạn thuộc bờ cao.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN