Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Bài giảng Tài chính công: Chương 5 - ThS. Nguyễn Việt Dũng
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài giảng Tài chính công: Chương 5 Tổng quan về thuế và các tác động của thuế nêu khái niệm thuế. Thuế có lịch sử rất lâu đời. Thuế đã phát sinh, tồn tại và phát triển cùng với sự ra đời, tồn tại và phát triển của nhà nước. Từ khi có nhà nước là phải có thuế. | Lưu hành nội bộ Biên soan Ths Nguyễn Việt Dũng CHƯƠNG 5 TỔNG QUAN VỀ THUẾ VÀ CÁC TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ 5.1. TỔNG QUAN VÊ THUẾ 5.1.1. Khái niệm thuế Thuế có lịch sử rất lâu đời. Thuế đã phát sinh tồn tại và phát triển cùng với sự ra đời tồn tại và phát triển của nhà nước. Từ khi có nhà nước là phải có thuế. Tuy nhiên môi trường tồn tại của thuế phải là nền kinh tế hàng hoá tuỳ theo cách tiếp cận có khái niệm thuế như sau Thuế là khoản đóng góp bắt buộc của các cá nhân và doanh nghiệp cho một hoạt động vì lợi ích chung nào đó. Khoản thu từ thuế sẽ được sử dụng để mua các đầu vào cần thiết nhằm sản xuất các hàng hóa và dịch vụ của Chính phủ hoặc để phân phối lại sức mua giữa các cá nhân. thuế là gì không đơn thuần chỉ là một cầu hỏi mang tính học thuật nó còn mang những ý nghĩa thực tiễn quan trọng. Thuế có hai đặc điểm cơ bản Thứ nhất nó mang tính bắt buộc chứ không có tính chất tự nguyện. Thứ hai thuế là khoản đóng góp không hoàn trả trực tiếp cho người nộp. Những đặc điểm này cho thấy thuế thường bị coi là tạo ra gánh nặng lớn hơn so với giá cả. Vì thế trong những trường hợp có thể được thì tài trợ cho các khoản chi tiêu bằng giá cả sẽ có lợi thế hơn là bằng thuế. Nhưng có những loại hàng hóa và dịch vụ không thể tài trợ được bằng cách đặt giá như nhiều loại hàng hóa công cộng và ngoại ứng vì thế bắt buộc phải sử dụng thuế như một công cụ quan trọng để tạo dựng nguồn thu. Thuế có một số vai trò như sau Thuế là nguồn thu chủ yếu và lâu dài của ngân sách quốc gia. Thuế là một công cụ tác động vào sự phân bổ nguồn lực trong xã hội. Thuế là công cụ để phân phối lại thu nhập giữa các cá nhân trong xã hội. Chương 5 Tổng quan về thuế và tác động của thuế 1 Lưu hành nội bộ Biên soan Ths Nguyễn Việt Dũng 5.1.2. Các nguyên tắc cơ bản khi đánh thuế a. Nguyên tắc lợi ích và nguyên tắc khả năng thanh toán. Nguyên tắc lợi ích cho rằng nên đánh thuế các cá nhân tỷ lệ theo mức lợi ích mà họ nhận được từ các chương trình của Chính phủ. Theo quan điểm này nếu như các cá nhân phải trả .