Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Báo chí văn chương đầu thế kỷ XX tại Việt Nam
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
"Báo chí văn chương đầu thế kỷ XX tại Việt Nam" nhằm khẳng định vai trò của báo chí trong lịch sử phát triển của văn học, về mối quan hệ giữa báo chí với văn chương. Mặt khác, nhằm thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu văn học không chỉ đối với một tờ báo cụ thể từng tồn tại trong lịch sử mà sâu hơn là những vấn đề thuộc về bản chất cũng như đặc điểm của báo chí văn chương Việt Nam. . | Báo chí văn chương đâu thê kỷ XX tại Việt Nam 7đ đ đ đ đ đừ Nam nhìn nhận từ cấp độ mô hình Đã có một số tác phẩm quan trọng về lịch sử báo chí Việt Nam được in cho tới nay sau cuốn sách mở đường của Huỳnh Văn Tòng Lịch sử báo chí Việt Nam từ khởi thủy đến 1930 1 trong khoảng mười năm trở lại đây đã xuất hiện những công trình đồ sộ như Từ điển thư tịch báo chí Việt Nam của Nguyễn Thành 2 Lịch sử báo chí Việt Nam 1865-1945 3 hoặc có thể kể tới những cuốn sách của Hồng Chương nhưBáo chí Việt Nam 1985 hay Tìm hiểu lịch sử báo chí Việt Nam 1987 một cuốn khác nữa của Nguyễn Thành Báo chí cách mạng Việt Nam 1925-1945 1984 . Có một điều dễ nhận thấy là báo chí văn chương chưa có được các nghiên cứu lớn bao quát cặn kẽ. Để tìm hiểu về mảng này có thể dựa vào một số điểm tựa sau thứ nhất những trang mà các bộ văn học sử dành để viết về báo chí. Những bộ văn học sử nghiêm túc đều không thể bỏ qua mảng báo chí vô cùng quan trọng nhưng cũng thường xuyên chỉ coi đây là một khía cạnh nhỏ nói lên đời sống văn học nhiều hơn là có giá trị với tư cách là tác phẩm văn chương. Trong số các tác giả chuyên viết lịch sử văn học người để tâm nhiều nhất tới báo chí hẳn là linh mục Thanh Lãng ngoài bộ sách lớn Bảng lược đồ văn học Việt Nam 4 ông còn có một số bộ sách đặc biệt tập trung vào báo chí nhất là Phê bình văn học thế hệ 1932 5 và bộ sách in sau khi mất 13 năm tranh luận văn học 6 . Thứ hai các sưu tập mà thực chất là in lại nội dung báo chí thời trước chẳng hạn như 13 năm tranh luận văn học vừa nói ở trên in lại các bài báo quan trọng trên Phụ nữ tân văn Hà Nội báo Ích hữu. với một dung lượng lớn xoay quanh cuộc cãi vã xung quanh Phong hóa ở mảng này còn có thể kể tên các bộ sưu tập Tao đàn Tri tân được thực hiện gần đây hoặc mới và hết sức quan trọng đối với bài viết này bộ sách Phan Khôi tác phẩm đăng báo 7 . Thứ ba các công trình mang tính chức năng công cụ mà nổi tiếng hơn cả là Mục lục phân tích tạp chí Nam Phong 1917-1934 8 . Thứ tư các hồi ký của những người trong cuộc .