Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Giáo trình Kỹ thuật sửa chữa ô tô - CĐ Luyện Kim
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Giáo trình "Kỹ thuật sửa chữa ô tô" trình bày nội dung qua các chương sau: chương 1 những kiến thức cơ bản về kỹ thuật sửa chữa, chương 2 sửa chữa động cơ ô tô, chương 3 sửa chữa gầm ô tô, chương 4 sữa chữa điện ô tô. | B ộ công thương TRƯỜN G CAO ĐAN G lUyỆ N KIM Giáo trình Kỹ thuật sửa chữa ôtô Nghề Sửa chữa ôtô Tài liệu lưu hành n ộ i b ộ Tháng 10 năm 2007 1 Chương 1 Những kiến thức cơ bản về kỹ thuật sửa chữa Bài 1 Quá trình hư hỏng mài mòn của chi tiết máy và phương pháp phục hồi. I. Các dạng hư hỏng và nguyên nhân. 1. Hư hỏng do chế tạo Gồm các nguyên nhân - Trong quá trình tính toán và thử nghiệm đã quy định kích thước của chi tiết không chính xác hoặc không đảm bảo điều kiện làm việc . - Do quá trình chế tạo nhiệt luyện hoặc lắp ghép không đúng yêu cầu kỹ thuật. Các nguyên nhân trên làm cho độ bền chi tiết không đảm bảo do đó chi tiết chóng bị hư hỏng. 2. Hư hỏng do sử dụng Hư hỏng này không thể tránh được nó xảy ra theo quy luật và thời gian sử dụng mặc dù việc sử dụng chăm sóc và bảo dưỡng theo đúng yêu cầu kỹ thuật gồm các dạng hư hỏng sau a. Mài mòn cơ giới. Là hiện tượng mài mòn của chi tiết do ma sát có thể là ma sát khô hoặc ma sát lăn. Bề mặt chi tiết gia công càng nhẵn bóng độ cứng càng cao điều kiện bôi trơn hợp lý thì chi tiết càng ít bị mài mòn. b. Mài mòn do bột mài. Do các hạt kim loại có độ cứng khác nhau nằm giữa hai bề mặt tiếp xúc của các chi tiết. Dưới tác dụng của áp lực hạt kim loại trở thành dao gọt làm tăng hao mòn. Các hạt kim loại này thường lẫn trong dầu hoặc trong khi làm việc có chi tiết bị mài mòn sinh ra c. Hao mòn do nhiệt. Do tác dụng của sự thay đổi nhiệt độ làm cho độ cứng của vật liệu bị giảm đi do đó các chi tiết bị mòn nhanh hoặc có thể làm cho chi tiết bị nứt vỡ. . . Tốc độ hao mòn này còn phụ thuộc vào tốc độ thay đổi nhiệt độ và phụ thuộc vào nhiệt độ của chi tiết. Do vậy việc làm mát cho chi tiết càng hợp lý thì chi tiết càng ít bị hao mòn. d. Hư hỏng do ăn mòn hoá học và điện hoá học. Là quá trình phản ứng xảy ra giữa bề mặt chi tiết và môi trường xung quanh để tạo nên một chất khác. Do kim loại của chi tiết không đồng nhất ở điều kiện ẩm ướt có các chất điện phân như Muối axít kiềm sẽ tạo nên trên bề mặt chi tiết có các cấp hạt sẽ