Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Khám phá tàn tích La Mã ở Libya

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Những tàn tích hoành tráng là minh chứng cho nền văn minh La Mã rực rỡ từng phát triển tại Bắc Phi. Libya là đất nước nằm ở phía Bắc châu Phi, phía Đông giáp với Ai Cập lừng danh. Mặc dù nằm rất gần miền đất du lịch nổi tiếng kể trên, ít ai biết rằng ở Libya, vẫn lưu giữ rất nhiều tàn tích cổ của đế chế La Mã bên bờ biển, thể hiện một nền văn minh rực rỡ từ nhiều thế kỷ trước. . | Khám phá tàn tích La Mã ở Libya Những tàn tích hoành tráng là minh chứng cho nền văn minh La Mã rực rỡ từng phát triển tại Bắc Phi. Libya là đất nước nằm ở phía Bắc châu Phi, phía Đông giáp với Ai Cập lừng danh. Mặc dù nằm rất gần miền đất du lịch nổi tiếng kể trên, ít ai biết rằng ở Libya, vẫn lưu giữ rất nhiều tàn tích cổ của đế chế La Mã bên bờ biển, thể hiện một nền văn minh rực rỡ từ nhiều thế kỷ trước. Libya là đất nước có sự kết hợp của nhiều nền văn hóa khác nhau: Ai Cập, Carthage, Hy Lạp, Byzantines, Ả Rập, và La Mã. Đế chế La Mã cai trị Libya tới hơn 600 năm, để lại trên miền đất này rất nhiều công trình cổ, nổi tiếng nhất là khu di chỉ Leptis Magna, bên bờ biển Địa Trung Hải. Septimius Severus, hoàng đế La Mã thế kỷ thứ 2 sau công nguyên đã dành cả một gia tài để xây dựng nơi này. Thành cổ La Mã trải dài, dọc theo đường bờ biển 80 dặm, về phía Đông của thành phố Tripoli. Leptis Magna đã được UNESCO công nhân là di sản thế giới cần được bảo tồn. Năm 439 sau công nguyên, thành phố rơi vào tay của người Vandal và bị bỏ hoang tới tận thế kỷ thứ 7. Mặc dù bị bỏ hoang nhiều năm, nhưng các đền đài, cổng vòm, quảng trường, nhà tắm, nhà hát, đấu trường, rạp xiếc vẫn ở tình trạng khá tốt. Một số phần tử khủng bố thậm chí từng đóng căn cứ tại đây vì tin rằng không quân các nước sẽ không dám tấn công vào di sản văn hóa thế giới này. Điểm nổi bật nhất trong khu di chỉ là cổng vòm Septimus Severus, một vương cung thánh đường được trang trí tuyệt đẹp, và nhà hát lớn. Tới Libya, du khách còn có cơ hội tới thăm Sabratha, phía Tây Bắc đất nước, một thời là hải cảng của tộc người cổ đại Phoenician, từ thế kỷ thứ 2 và thứ 3 sau công nguyên