Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tây Đô - Thăng Long: Mối liên hệ lịch sử

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Thành Tây Đô hiện sừng sững còn đấy nhưng Kinh đô Thăng Long nghìn năm đã nhiều lần bị đổ nát, dựng đi dựng lại, cuối cùng bị phá hủy hoàn toàn và bị vùi lấp dưới lòng đất. Bài viết giới thiệu Tây Đô trong bối cảnh Thăng Long thời Trần; từ Thăng Long đến Tây Đô; thành Tây Đô - Thăng Long - Kinh đô Đại Việt thời Trần. . | HỘI THAO KHOA HOC QUOc TE KY NIÊM 1000 NĂM THĂNG LONG - HÀ NỘI PHAT TRIỂN BỀN VỮNG THỦ ĐÔ HÀ NỘI VÀN HIẾN ANH HÙNG VI HOÀ BÌNH TÂY ĐÔ - THĂNG LONG MÔÌ LIÊN HỆ LỊCH SỬ TS Nguyễn Thị Thuý Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội một nghìn năm hội tụ và toả sáng. Để có được Kinh đô nghìn năm ngoài yếu tố nội tại của Thăng Long còn có phần đóng góp của Tứ trấn và các địa phương. Trong đó việc xây thành Tây Đô và dời đô về An Tôn của Hồ Quý Ly không những phản ánh yêu cầu xã hội Đại Việt cuối thế kỷ XIV mà còn chứng tỏ mối liên hệ lịch sử giữa Tây Đô và Đông Đô. Thành Tây Đô hiện sừng sững còn đấy nhưng Kinh đô Thăng Long nghìn năm đã nhiều lần bị đổ nát dựng đi dựng lại cuối cùng bị phá huỷ hoàn toàn và bị vùi lấp dưới lòng đất. Phải chăng từ những gì còn lại của Tây Đô từ góc nhìn lịch sử chúng ta có thể khám phá thêm những bí ẩn của một Hoàng thành Thăng Long xưa góp thêm ý kiến về một Hà Nội phát triển bền vững trong tương lai. 1. Tây Đô trong bối cảnh Thăng Long thời Trần Vùng đất Tây Đô hay An Tôn huyện Vĩnh Lộc ở phía tây bắc tỉnh Thanh Hóa giáp huyện Hà Trung về phía đông huyện Cẩm Thuỷ về phía tây huyện Yên Định về phía nam và huyện Thạch Thành về phía bắc. Đây là vùng đất cổ từng có con người sinh sống qua các thời đại. Quá trình khai phá đất đai và lập làng diễn ra từ nhiều thế kỷ từ trước khi vùng đất này trở thành Tây Đô. Nằm ở khu vực chuyển tiếp từ miền núi xuống đồng bằng vùng đất Tây Đô có đủ các dạng địa hình vừa có núi đá vôi núi thấp đồi có sông suối lại xen kẽ cả đồng bằng. Từ xa xưa vùng đất này là nơi hội tụ của nhiều luồng cư dân và là nơi diễn ra quá trình giao thoa của những truyền thống văn hoá khác nhau. Địa thế hiểm yếu của Tây Đô không những được tạo bởi hệ thống núi đá vôi bao quanh khu vực xây thành Tây Đô mà còn là nơi hợp lưu của sông Mã phía tây với sông Bưởi phía đông tại ngã ba cầu Công trở thành con hào tự nhiên hình vòng cung bao quanh vùng đất Tây Đô. Với hệ thống sông suối và núi đồi bao quanh nên Tây Đô vừa tận dụng được thế mạnh sông nước