Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Giáo trình Trồng và chăm sóc tràm - MĐ02: Nhân giống và trồng tràm trên vùng đất ngập phèn

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Giáo trình mô đun: Trồng và chăm sóc tràm là mô đun thứ hai trong 04 mô đun của chương trình dạy nghề “Nhân giống và trồng tràm trên vùng đất ngập phèn” nhằm trang bị cho học viên những kiến thức và kỹ năng cơ bản trong việc trồng và chăm sóc cây. | 1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN TRỒNG VÀ CHĂM SÓC TRÀM MÃ SỐ MĐ02 NGHỀ NHÂN GIỐNG VÀ TRỒNG TRÀM TRÊN VÙNG ĐẤT NGẬP PHÈN Trình độ Sơ cấp nghề 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU MĐ 02 3 LỜI GIỚI THIỆU Trong các hệ sinh thái đất ngập nước thì hệ sinh thái rừng tràm ngập nước theo mùa đóng vai trò vô cùng quan trọng về mặt kinh tế và sinh thái. Cấu trúc của hệ sinh thái này chủ yếu dựa trên tính đa dạng và bền vững của thảm thực vật với đặc tính sinh học hết sức đặc biệt. Với vai trò là sinh vật sản xuất trong hệ sinh thái thảm thực vật này là nguồn cung cấp thức ăn nơi bảo vệ sinh đẻ và nuôi dưỡng con non ấu trùng các loài thủy sản và động vật trên cạn bò sát chim thú . Bên cạnh chức năng điều hòa khí hậu như các loại rừng khác rừng tràm có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc điều hòa mực nước chúng hấp thụ một lượng nước đáng kể vào mùa mưa để rồi cung cấp một lượng nước ngầm nước ngọt khá lớn vào mùa khô đó là nguồn nước chủ yếu cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp những vùng phụ cận đồng thời ngăn cản quá trình sinh phèn của đất hạn chế xói lở và cải tạo đất cũng là chức năng quan trọng của loại rừng này. Sau khi các tầng thảm mục chết đi được vùi lấp lâu ngày trở thành nguồn than bùn quý giá cho sản xuất phân bón và năng lượng. Nuôi ong và chưng cất tinh dầu tràm là hai nguồn lợi kinh tế đáng kể cho người dân địa phương bên cạnh nguồn lợi gỗ củi làm cừ cất nhà vật liệu cách điện và năng lượng. Ở Việt Nam rừng tràm đã hình thành tồn tại và phát triển trên những diện tích tập trung lớn ở ĐBSCL gồm các vùng Đồng Tháp Mười Tứ Long Xuyên Bán Đảo Cà Mau và một phần diện tích vùng Tây sông Hậu hàng năm cung cấp khoảng hàng trăm ngàn m3 gỗ. Rừng tràm là nơi cung cấp nguồn thu nhập .