Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu đề xuất giải pháp điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất không do người sử dụng đất mang lại tại một số dự án ở thành phố Việt Trì-tỉnh Phú Thọ

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Luận văn nhằm mục tiêu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc phân phối giá trị tăng thêm từ đất trong điều kiện đất đai thuộc sở hữu toàn dân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; nghiên cứu thực trạng công tác điều tiết lợi ích tăng thêm từ đất tại một số dự án ở thành phố Việt Trì- tỉnh Phú Thọ; đề xuất giải pháp về cơ chế, chính sách, mô hình điều tiết giá trị tăng thêm từ đất. | Trong quá trình đô thị hóa, các công trình hạ tầng thường được xây dựng qua hai nguồn: Nguồn do nhà nước đầu tư và nguồn do người sử dụng trực tiếp đầu tư. Ở nguồn đầu tư thứ hai, các lợi ích mang lại từ công trình đầu tư hạ tầng đều được truyền tải vào giá trị đất đai gia tăng tại khu vực dự án, do vậy hầu hết đều do nhà đầu tư trực tiếp hưởng lợi và Nhà nước thì có các khoản thuế phí để điều tiết. Tuy nhiên ở dạng Nhà nước đầu tư, mặc dù ngân sách nhà nước thường bỏ ra đầu tư công trình là rất lớn, giá trị gia tăng đất đai sau khi có công trình hạ tầng lại không được phân bổ hợp lý, chủ yếu rơi vào tay các hộ dân và nhà đầu tư có vị trí đất đai sát cạnh hạ tầng đầu tư. Trong khi lợi ích này lẽ ra phải được phân bổ cho các hộ dân bị giải tỏa dời đi cam chịu thiệt thòi, cũng như phân bổ lại cho nhà nước để tạo ra nguồn vốn bổ sung, qua đó tiếp tục đầu tư cho các công trình khác. Chính do sự phân bố lợi ích sau khi có công trình hạ tầng do Nhà nước đầu tư như vậy đã đặt ra một vấn đề là làm thế nào để điều tiết nguồn giá trị gia tăng từ đất này một cách hợp lý nhất? Nói cách khác là phải tìm ra một phương thức nào đó để tạo ra nguồn thu nhằm tái tại vốn ngân sách, đền bù tương xứng cho người dân có đất bị thu hồi. Mô hình biên chỉnh trang sẽ là một trong những giải pháp được đặt ra nhằm giải quyết trong trường hợp này.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN