Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Bài giảng Kỹ thuật điện tử: Phần 1 - Trần Tiến Phức

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bài giảng Kỹ thuật điện tử của tác giả Trần Tiến Phức có kết cấu gồm 3 chương và được chia làm 2 phần. Phần 1 sau đây gồm nội dung 2 chương đầu tài liệu: Chương 1 - Mở đầu, Chương 2 - Kỹ thuật tương tự. Mời bạn đọc theo dõi nội dung 2 phần tài liệu. | TRẦN TIẾN PHỨC BÀI GIẢNG KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ Ebook.moet.gov.vn 2007 Chương 1 MỞ ĐẦU Kỹ thuật điện tử và tin học là một ngành mũi nhọn mới phát triển. Trong một khoảng thời gian tương đối ngắn so với các ngành khoa học khác từ khi ra đời tranzito 1948 nó đã có những tiến bộ nhảy vọt mang lại nhiều thay đối lớn và sâu sắc trong hầu hết mọi lĩnh vực của đời sống dần trở thành một trong những công cụ quan trọng nhất của cách mạng kỹ thuật trình độ cao mà điểm trung tâm là tự động hóa từng phần hoặc hoàn toàn tin học hoá phương pháp công nghệ và vật liệu mới . Để bước đầu làm quen với những vấn đề cơ bản nhất của ngành mang ý nghĩa đại cương chương mở đầu sẽ đề cập tới các khái niệm cơ sở nhập môn và giới thiệu cấu trúc các hệ thống điện tử điển hình. 1.1. CÁC ĐẠI LƯỢNG CƠ BẢN 1.1.1 Điện áp và dòng điện Có hai khái niệm định lượng cơ bản của một mạch điện. Chúng cho phép xác định trạng thái về điện ở những điểm những bộ phận khác nhau vào những thời điểm khác nhau của mạch điện và do vậy chúng còn được gọi là các thông số trạng thái cơ bản của một mạch điện. Khái niệm điện áp được rút ra từ khái niệm điện thế trong vật lý là hiệu số điện thế giữa hai điểm khác nhau của mạch điện. Thường một điểm nào đó của mạch được chọn làm điểm gốc có điện thế bằng 0 điểm nối đất . Khi đó điện thế của mọi điểm khác trong mạch có giá trị âm hay dương được mang so sánh với điểm gốc và được hiểu là điện áp tại điểm tương ứng. Tổng quát hơn điện áp giữa hai điểm A và B của mạch ký hiệu là UAB xác định bởi Uab Va - Vb -Uba Với VA và VB là điện thế của A và B so với gốc điểm nói đất hay còn gọi là nối mát . Khái niệm dòng điện là biểu hiện trạng thái chuyển động của các hạt mang điện trong vật chất do tác động của trường hay do tồn tại một gradien nồng độ hạt theo không gian. Dòng điện trong mạch có chiều chuyển động từ nơi có điện thế cao đến nơi có điện thế thấp từ nơi có mật độ hạt tích điện dương cao đến nơi có mật độ hạt tích điện dương thấp và do vậy ngược với chiều chuyển động của điện