Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Bài giảng Cách sử dụng máu và các chế phẩm từ máu - ThS. BS. Nguyễn Thị Ngọc Thanh
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài giảng "Cách sử dụng máu và các chế phẩm từ máu" do ThS. BS. Nguyễn Thị Ngọc Thanh biên soạn trình bày các nội dung: máu và các chế phẩm từ máu, biến chứng truyền máu, truyền máu cấp cứu, truyền máu khối lượng lớn, kỹ thuật truyền máu. Hi vọng đây sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các bạn sinh viên y khoa dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ học tập và nghiên cứu. | H B CÁCH SỬ DỤNG MÁU VÀ CÁC CHẾ PHẨM TỪ MÁU ThS.Bs.Nguyên Thị Thanh Trường ĐH Y Phạm Ngọc Thạch NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ I MÁU VÀ CÁC CHẾ PHẢM TỪ MÁU II BIẾN CHỨNG TRUYỀN MÁU III TRUYỀN MÁU CẤP CỨU IV TRUYỀN MÁU KHỐI LƯỢNG LỚN V KỸ THUẬT TRUYỀN MÁU I MÁU VÀ CÁC CHẾ PHẨM TỪ MÁU 1. Máu Máu toàn phần Ngành huyết học hiện đại đề nghị chỉ truyền cho BN thành phần của máu mà họ cần nghĩa là nên dùng các chế phẩm từ máu. Do đó máu toàn phần ít khi dùng ngoại trừ lọc thay máu ở trẻ sơ sinh. Một đơn vị máu toàn phần chứa 435-500 ml máu và chất chống đông là CPDA-1 citrate phosphate dextrose adenine . Máu toàn phần không còn là toàn phần ở thời điểm truyền vì 24 giờ sau khi lấy máu tiểu cầu và một số yếu tố đông máu giảm. Sau 72 giờ hầu như không còn tiểu cầu sống và mất hoạt tính của yếu tố VIII trong máu toàn phần . Máu toàn phần có ưu điểm là cùng lúc cung cấp thể tích và cải thiện khả năng chuyên chở oxygen. Tuy nhiên điều này cũng có thể thực hiện bằng cách truyền hồng cầu lắng và dịch tinh thể. Bất lợi của máu toàn phần là chứa rất ít yếu tố đông máu có lượng kali cao H ammonia BN nhận một lượng lớn kháng nguyên và bị quá tải thể tích trước khi đạt mức dung tích hồng cầu mong .