Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Giáo trình Sinh thái học đồng ruộng: Phần 2 - PGS.TS. Trần Đức Viên (chủ biên)

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Tiếp nối nội dung phần 1, phần 2 Giáo trình Sinh thái học đồng ruộng do PGS.TS. Trần Đức Viên (chủ biên) biên soạn gồm nội dung chương 3 đến chương 5 của tài liệu. Chương III mô tả sự vận động của hệ sinh thái đồng ruộng liên quan đến các nhân tố ánh sáng, đất đai, cây trồng, cỏ dại, tuần hoàn vật chất và phân bón. Chương IV giới thiệu các biện pháp điều khiển hệ sinh thái đồng ruộng. Chương V giúp cho người học, đặc biệt là sinh viên sau đại học hệ thống hoá các khối kiến thức đã học và các kỹ thuật học hệ thống của hệ sinh thái đồng ruộng. | Chương III SỰ VẬN ĐỘNG CỦA HỆ SINH THÁI ĐỒNG RUỘNG Nội dung Trồng trọt bắt đầu từ việc trừ cỏ trên đồng ruộng thúc đẩy vô cơ hoá các chất hữu cơ trong đất. Như thế có nghĩa là đồng ruộng luôn luôn giữ giai đoạn ban đầu của hàng loạt diễn biến thiên nhiên đồng thời chất hữu cơ mà thảm thực vật thiên nhiên tích luỹ hàng chục năm hàng trăm năm đang trong quá trình bị tiêu hao. Chương này sẽ bàn về đặc trưng của diễn biến đồng ruộng những thay đổi hình thức sản xuất để duy trì khả năng sản xuất của đồng ruộng và quan hệ giữa năng suất cây trồng với vùng thích ứng sinh thái. Các nội dung sau đây sẽ được đề cập trong chương này 1. Diễn biến của đồng ruộng. 2. Sự biến đổi hình thức sản xuất nông nghiệp và ý nghĩa sinh thái của nó. 3. Trồng cây thích hợp với vùng đất trồng. a. Nghiên cứu ngô nếp lai b. Nghiên cứu cải tiến c. Sinh viên làm thí nghiệm vụ thu đông 2004 giống đậu tương trong nhà lưới Ảnh 1.3. Một số nghiên cứu về cải tiến giống cây trồng của khoa Nông học trường Đại học Nông nghiệp I Nguồn http www.hau1.edu.vn khoa nonghoc images khoa_hoc Mục tiêu Sau khi học xong chương này sinh viên cần 1. Hiểu được sự diễn biến trên đồng ruộng về dinh dưỡng đất thành phần cây trồng và cỏ dại. 2. Nắm được sự thích ứng của cây trồng với vùng đất trồng. 3. Nắm được một số phương pháp điều khiển dinh dưỡng thành phần cây trồng và cỏ dại ở trên đồng ruộng. 85 1. Diễn biến của đồng ruộng 1.1. Sự biến đổi đạm tổng số của đất đồng ruộng và sự cân bằng vi sinh vật Cùng với những diễn thế sinh thái của thảm thực vật tự nhiên lượng đạm tổng số trong đất dần dần tăng lên. Người ta thấy rằng đất trở nên màu mỡ rõ rệt khi diễn thế thảm thực vật tự nhiên trên những chất phun ra từ núi lửa từ đất trồng đến quần thể thực vật ổn định nhất climax rừng lá rộng thường xanh. Trong quần thể rừng ổn định nhất có thể tích luỹ đạm nhiều đến 1 kg m2. Do khai khẩn rừng và đồng cỏ làm cho trạng thái cân bằng giữa thảm thực vật thiên nhiên và đất bị phá vỡ diễn biến của đất theo chiều ngược lại dẫn đến