Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Giáo án Toán 1 chương 3 bài 14: Xăng-ti-mét. Đo độ dài

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo Giáo án Toán 1 chương 3 bài 14: Xăng-ti-mét. Đo độ dài để nâng cao kĩ năng và kiến thức soạn giáo án theo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình dạy học. Giáo án Toán 1 chương 3 bài 14: Xăng-ti-mét. Đo độ dài được soạn với hình thức 3 cột phù hợp quy định bộ GD và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn. | BÀI 14 XĂNGTIMET- ĐO ĐỘ DÀI I.MỤC TIÊU: Giúp học sinh: _Có khái niệm ban đầu về độ dài, tên gọi, kí hiệu của xăngtimet (cm) _Biết đo độ dài đoạn thẳng với đơn vị là xăngtimet trong các trường hợp đơn giản II.ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC: _GV và HS đều có thước thẳng với các vạch chia thành từng xăngtimet _ Nên sử dụng các thước thẳng có vạch chia từ 0 đến 20 cm III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 2’ 1. Giới thiệu đơn vị đo độ dài (cm) và dụng cụ đo độ dài (thước thẳng có các vạch chia thanh từng xăngtimet): _GV giới thiệu: Đây là thước có vạch chia thành từng xăngtimet. Dùng thước này để đo độ dài các đoạn thẳng. Vạch đầu tiên là vạch 0. +Độ dài từ vạch 0 đến vạch 1 là một xăngtimet. +Độ dài từ vạch 1 đến vạch 2 cũng bằng một xăngtimet +Tương tự với các độ dài từ vạch đến vạch 3 _Xăngtimet viết tắt là cm. GV viết bảng: cm Chú ý: GV giới thiệu cho HS biết, thước đo độ dài thường có thêm một đoạn nhỏ trước vạch 0. Vì vậy nên đề phòng nhầm lẫn vị trí của vạch 0 trùng với đầu của thước 2.Giới thiệu các thao tác đo độ dài: _GV hướng dẫn đo độ dài theo 3 bước: Bước 1: Đặt vạch 0 của thước trùng vào một đầu của đoạn thẳng, mép thước trùng với đoạn thẳng Bước 2: Đọc số ghi ở vạch của thước, trùng với đầu kia của đoạn thẳng, đọc kèm theo tên đơn vị đo (xăngtimet) Chẳng hạn, trên hình vẽ của bài học, ta có đoạn thẳng AB dài “một xăngtimet”, đoạn thẳng CD dài “ba xăngtimet”, đoạn thẳng MN dài “sáu xăngtimet” Bước 3: Viết số đo độ dài đoạn thẳng (vào chỗ thích hợp) Chẳng hạn, viết 1 cm ở ngay dưới đoạn thẳng AB; 3 cm ở ngay dưới đoạn thẳng CD; viết 6 cm ở ngay dưới đoạn thẳng MN 3.Thực hành: Bài 1: Yêu cầu HS viết kí hiệu của xăngtimet: cm GV giúp HS viết đúng qui định Bài 2: Cho HS tự đọc “lệnh” rồi làm bài và chữa bài Bài 3: Cho HS tự làm Chẳng hạn, trường hợp thứ nhất ghi S vào ô trống vì vạch 0 của thước không đặt trùng vào một đầu của đoạn thẳng Sau khi chữa bài, GV có thể lưu ý HS một số trường hợp sai do đặt thước sai Bài 4: GV hướng dẫn HS tự đo độ dài các đoạn thẳng theo 3 bước đã nêu ở trên 3.Nhận xét –dặn dò: _Củng cố: _Nhận xét tiết học _Dặn dò: Chuẩn bị bài 84: Luyện tập _HS quan sát thước kẻ +Dùng đầu bút chì di chuyển từ 0 đến trên mép thước, khi đầu bút chì đến vạch 1 thì nói “một xăngtimet” +Tương tự như trên _HS đọc: “xăngtimet” _HS quan sát và thực hiện theo hướng dẫn của GV _HS viết một dòng: cm. _HS làm bài rồi chữa bài. Khi chữa bài HS tập giải thích bằng lời -Thước kẻ -Thước kẻ -Vở BT toán 1