Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Bài giảng chuyên đề: Triệu chứng lâm sàng của bệnh loạn dưỡng cơ

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bài giảng chuyên đề "Triệu chứng lâm sàng của bệnh loạn dưỡng cơ" cung cấp cho người đọc các kiến thức cơ bản về bệnh loạn dưỡng cơ, phân loại bệnh loạn dưỡng cơ, các triệu chứng lâm sàng của bệnh loạn dưỡng cơ. Hi vọng đây sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích danh cho các bạn sinh viên ngành Y dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ học tập và nghiên cứu. | BÀI GIẢNG CHUYÊN BÈ TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG CỦA BỆNH LOẠN DƯỠNG cơ 1 MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ Sau khi học xong chuyên đề Triệu chứng lâm sàng của bệnh Loạn dưỡng cơ người học nắm được những kiến thức có liên quan bệnh này như Định nghĩa và phân loại bệnh loạn dưỡng cơ Lâm sàng. 2 NỘI DUNG I. ĐẠI CƯƠNG 1. Định nghĩa Bệnh loạn dưỡng cơ phải có năm đặc điểm sau - Là một bệnh cơ được xác định bằng các triệu chứng lâm sàng tổ chức học và điện cơ đồ EMG . Không có rối loạn cảm giác và mất chi phối thần kinh trừ khi có một bệnh khác kết hợp. - Tất cả các triệu chứng là hậu quả của sự yếu các cơ của đầu và chi tim và các cơ quan nội tạng cũng bị tổn thương . - Các triệu chứng trên tiến triển ngày một nặng dần. - Những biến đổi tổ chức học cho thấy sự thoái hoá và sự tái tạo của cơ nhưng không có triệu chứng của bệnh rối loạn chuyển hoá. - Được coi là bệnh di truyền mặc dù trong phả hệ có thể không tìm thấy người bị bệnh. Định nghĩa này đòi hỏi một số điều kiện như một số bệnh cơ gia đình biểu hiện bằng các triệu chứng yếu chi nhưng không được gọi là loạn dưỡng như bệnh myoglobin niệu tái phát gia đình bệnh cơ do chuyển hoá hay bệnh liệt chu kỳ gia đình có từng đợt yếu cơ cũng không được gọi là bệnh liệt cơ tiến triển. Các hội chứng tăng trương lực cơ bẩm sinh được gọi là loạn dưỡng cơ tăng trương lực chỉ khi có yếu chi. 2. Phân loai Phân loại loạn dưỡng cơ hiện đại có từ 3 thập kỷ trước đây là sự kết hợp giữa lâm sàng di truyền học phân tử và hoá sinh. Phân loại này do John Walton và cộng sự đưa ra bảng phân loại dựa trên các đặc điểm lâm sàng và di truyền học