Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Bài soạn ôn thi tốt nghiệp môn quản lý nhà nước về kinh tế

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Mô tả đặc trưng của nền kinh tế thị trường. Nêu ví dụ về những nhược điểm của kinh tế thị trường ở Việt Nam. Nhà nước ta cần tập trung giải quyết những vấn đề gì để khắc phục nhược điểm của kinh tế thị trường?Kinh tế thị trường là là một mô hình kinh tế vận động, phát triển, dựa trên cơ sở các quy luật của thị trường, trong đó quan hệ hàng hoá - tiền tệ trở thành phổ biến và bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế. Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế vận. | Hiện nay, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là một quá trình khách quan, hợp quy luật và là một nội dung cơ bản của công cuộc đổi mới ở nước ta. Đây là một quá trình khó khăn và phức tạp vì phải đổi mới cả cơ cấu kinh tế, cơ chế quản lý, tổ chức bộ máy quản lý và con người, đổi mới tư duy, phong cách, và lối sống cũ đã ăn sâu vào từng con người. Do đó, đổi mới thành công hay không lại phụ thuộc vào sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của nhà nước. Như vậy, trong quá trình chuyển đổi sang cơ chế thị trường cũng như khi cơ chế thị trường đã được xây dựng đồng bộ, vai trò quản lý kinh tế của nhà nước không hề suy giảm mà còn tăng lên. Điều đó, không có nghĩa là nhà nước nắm tất cả, can thiệp vào tất cả mọi hoạt động kinh tế của toàn xã hội, mà trái lại nhà nước chỉ nắm những lĩnh vực, những khâu then chốt, thực hiện những công việc quan trọng nhất mà thị trường và nhân dân không làm được, biết sử dụng cơ chế thị trường một cách khôn khéo để phục vụ cho mục tiêu quản lý của mình, biết phát huy những mặt tích cực của cơ chế thị trường và hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế đó, phát huy động lực của sự phát triển kinh tế, xử lý những bất trắc và tình huống mới nảy sinh, đảm bảo cho cơ chế thị trường ra đời đồng bộ và vận hành thông suốt, thúc đẩy kinh tế phát triển. Như vậy, vai trò của nhà nước trong bước chuyển đổi sang cơ chế thị trường hết sức quan trọng và nặng nề, vừa phải tiến hành đổi mới, cách thức điều hành từ chỗ trước đây vốn quen với cơ chế cũ sang cách thức điều hành, quản lý theo cơ chế mới, nguyên tắc mới nhằm thiết lập mối quan hệ hợp lý giữa nhà nước - thị trường - doanh nghiệp, vừa phải liên tục hoàn thiện phương pháp, công cụ và kỹ thuật điều hành trong điều kiện vừa chuyển đổi, vừa hội nhập, vừa phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhà nước phải thực hiện vai trò là người đại diện cho nhân dân để quản lý nền kinh tế vì lợi ích của đất nước và nhân dân nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.