Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Văn hóa biển miền Đông Nam Bộ - Nhìn từ lễ hội dân gian của ngư dân
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Văn hóa biển miền Đông Nam Bộ - Nhìn từ lễ hội dân gian của ngư dân trình bày về không gian địa lý, lịch sử - văn hóa miền Đông Nam Bộ từ trước tới nay; theo thống kê bước đầu, vùng duyên hải miền Đông Nam Bộ có hàng chục lễ hội dân gian, chúng tôi tạm chia thành ba loại; lễ hội dân gian là một nhu cầu tâm linh, thể hiện sự gắn bó, cố kết cộng đồng của ngư dân. Nói cách khác lễ hội dân gian giữ vị trí và vai trò quan trọng trong đời sống của ngư dân miền Đông Nam Bộ. | VĂN HÓA BIỂN MIỀN ĐÔNG NAM BỘ-NHÌN TỪ LỄ HỘI DÂN GIAN CỦA NGƯ DÂN Đinh văn Hạnh 1 . Không gian địa lý lịch sử-văn hóa miền Đông Nam Bộ từ trước tới nay được xác định bao gồm các tỉnh thành Tây Ninh Bình Phước Bình Dương thành phố Hồ Chí Minh Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu. Nếu lấy dòng chảy làm tiêu chí thì miền Đông Nam Bộ nằm tả ngạn hạ lưu sông Mê Kông. Trong phạm vi giới hạn của vấn đề đang nghiên cứu chỉ có Bà Rịa-Vũng Tàu và huyện Cần Giờ của thành phố Hồ Chí Minh là tiếp giáp với biển. Vì vậy khi xác định văn hóa biển miền Đông Nam Bộ chúng tôi chọn vùng duyên hải huyện Cần Giờ và đặc biệt là địa bàn Bà Rịa-Vũng Tàu làm đối tượng khảo sát và nghiên cứu. Về vị trí địa lý miền Đông Nam Bộ nằm trên các trục giao thông thủy bộ nối liền với các vùng miền là vùng đất của những cửa con sông lớn đổ ra biển sau khi chảy qua miền đồng bằng rộng lớn trù phú và có nền văn hóa lâu đời. Về dân số năm 2002 huyện Cần Giờ thành phố Hồ Chí Minh có 62.105 người. Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có 862.081 người trong đó số người làm việc trong ngành đánh bắt thủy hải sản là 38.526 người chiếm 4 4 dân số và 10 3 số lao động đang làm việc trong các ngành nghề kinh tế trên địa bàn. Tổng sản phẩm xã hội GDP năm 2002 là 49.723 618 tỷ đồng trong đó giá trị sản xuất của ngành đánh bắt thủy hải sản đạt 1.415 2 tỷ đồng chiếm 2 8 . Điểm qua những con số này để thấy vị trí của ngư dân và ngành thủy sản duyên hải miền Đông Nam Bộ mặc dù đây là vùng đất có tốc độ phát triển kinh tế rất cao mà chủ yếu nhờ vào sự phát triển của công nghiệp và hoạt động dịch vụ du lịch. Quá trình lịch sử của miền Đông Nam Bộ mà đặc biệt là vùng duyên hải có nhiều nét đáng lưu ý. Đây là cửa ngõ và là nơi dừng chân đầu tiên trong quá trình người Việt mở đất mở nước xuống phương Nam. Từ cuối thế kỷ 16 đến thế kỷ 17 cư dân từ miền Trung đã đến vùng đất mới-duyên hải miền Đông Nam Bộ cùng sinh sống với đồng bào các dân tộc bản địa. Nhiều thôn ấp ven biển của người Việt đã hình thành phát triển với nghề đánh bắt hải sản. 1 You .