Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Vật lý: Nghiên cứu dòng điện xích đạo (EEJ) từ số liệu vệ tinh champ và từ số liệu mặt đất ở khu vực Việt Nam và các vùng lân cận
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Luận án sử dụng một chuỗi số liệu dài, đầy đủ và đồng bộ về thời gian giữa số liệu vệ tinh và số liệu các đài địa từ để nghiên cứu về EEJ; xây dựng phương pháp tách phần trường từ do EEJ gây ra bằng các đa thức có bậc khác nhau mà không sử dụng bậc cố định từ số liệu vệ tinh CHAMP và nghiên cứu các đặc trưng cơ bản của EEJ cũng như các biến thiên của nó trên toàn cầu. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÊ TRƯỜNG THANH NGHIÊN CỨU DÒNG ĐIỆN XÍCH ĐẠO EEJ TỪ SỐ LIỆU VỆ TINH CHAMP VÀ TỪ SỐ LIỆU MẶT ĐẤT Ở KHU VỰC VIỆT NAM VÀ CÁC VÙNG LÂN CẬN Chuyên ngành Vật lý địa cầu Mã số 62 44 01 11 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VẬT LÝ Hà Nội - 2015 Công trình được hoàn thành tại Học viện Khoa học và Công nghệ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Người hướng dẫn khoa học PGS. TS. Hà Duyên Châu TS. Lê Huy Minh Phản biện 1 GS. TSKH. Mai Thanh Tân Phản biện 2 PGS. TS. Đinh Văn Toàn Phản biện 3 TS. Hoàng Văn Vượng Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại . vào lúc giờ ngày tháng năm 2015. Có thể tìm hiểu luận án tại 1. Thư viện Quốc gia Hà Nội 2. Thư viện Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 3. Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ 1 Mở đầu 1. Tính cấp thiết của luận án Trường từ do dòng điện xích đạo EEJ gây ra chỉ chiếm một phần nhỏ trong số liệu ghi được nhưng nó gây ra những biến thiên khá lớn nhất là tại vùng có vĩ độ thấp và trung bình. Như tại Việt Nam biến thiên của nó có thể lên đến hàng trăm nT và sẽ ảnh hưởng đến các đo đạc và nghiên cứu trường từ vùng xích đạo. Trước đây các nghiên cứu về EEJ chủ yếu sử dụng số liệu tại các đài địa từ sau này có hàng chục vệ tinh đo đạc trường từ được phóng lên quỹ đạo cho phép chúng ta nghiên cứu về EEJ rất chi tiết trên quy mô toàn cầu nhưng chưa được sử dụng ở Việt Nam. Đặc biệt trong nghiên cứu của Doumouya 2004 tác giả đã sử dụng số liệu trường từ thu được trên vệ tinh CHAMP vào tháng 8 9 năm 2001 để nghiên cứu về biên độ của EEJ trên toàn cầu và nhận thấy tại kinh tuyến qua khu vực Việt Nam EEJ đạt giá trị lớn nhất. Tuy nhiên nghiên cứu này sử dụng chuỗi số liệu còn quá ngắn và hơn nữa năm 2001 là năm Mặt Trời hoạt động mạnh. Trong nghiên cứu này nhiều vùng đã không có số liệu và việc tách phần trường từ do EEJ gây ra từ chuỗi số liệu thu được trên vệ tinh CHAMP gặp nhiều khó khăn. Do vậy luận án