Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Định hướng và giải pháp phát triển xuất khẩu sản phẩm ngành Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam đến năm 2020
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Đề tài nhằm cung cấp những luận cứ khoa học cho việc đề xuất những định hướng và giải pháp nhằm phát triển XKSP ngành CNTT&TT Việt Nam trong thời kỳ tới, góp phần thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020. | Qua phân tích thực trạng phát triển thị trường XK sản phẩm ngành CNTT&TT có thể rút ra một số nhận định sau. (1)Thị trường XKSP ngành CNTT&TT của Việt Nam đã không ngừng được mở rộng với tốc độ tăng trưởng ổn định, tiếp cận nhiều thị trường tiềm năng mới, tạo tiền đề phát triển XKSP ngành. Tuy vậy, thị phần của Việt Nam trên những thị trường này còn rất nhỏ, chủ yếu tập trung tại một số thị trường chính như: Trung Quốc, EU, ASEAN, Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ nên khả năng phụ thuộc XK và tính bền vững trong XK không cao do áp lực cạnh tranh và tiềm ẩn nhiều rủi ro. (2) Xu hướng tăng trưởng XK tập trung tại khu vực thị trường Châu Á, phù hợp với xu thế chuyển dịch thị trường của thế giới, xong khu vực thị trường Châu Phi và Tây Á có nhiều tiềm năng cần được chú trọng khai thác trong thời gian tới. (3) Tỷ trọng XKSP ngành sang thị trường EU có xu hướng tăng sau năm 2006 và chiếm tỷ trọng lớn, chứng tỏ chất lượng SPXK của ngành tăng lên, đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe của thị trường này. (4) XKSP ngành sang các nước chưa ký hiệp định FTA có xu hướng tăng nhanh hơn thị trường đã ký FTA chứng tỏ Việt Nam chưa khai thác được lợi thế của các hiệp định FTA mang lại. (5) XKSP ngành còn bị phụ thuộc vào NK do luôn rơi vào tình trạng nhập siêu trước năm 2010 từ các thị trường Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore và Nhật Bản nên khó tiếp cận công nghệ nguồn. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên đây là do thiếu định hướng thị trường XK cho sản phẩm ngành CNTT&TT nên chưa xác định được thị trường tiềm năng cho XK để khai thác lợi thế cạnh tranh quốc gia; công tác xúc tiến thương mại chưa hiệu quả; các DN XK còn thiếu và yếu thông tin về thị trường XK; thị trường nội địa chưa đủ lớn mạnh làm đòn bẩy cho các DN vươn ra XK.