Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đóng góp của Phan Huy Chú đối với địa chí dân tộc
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Phan Huy Chú là nhà văn hóa lớn, nhà bách khoa thư, nhà địa chí nổi tiếng. Đóng góp của ông trong lĩnh vực địa chí dân tộc thể hiện rõ trong hai công trình tiêu biểu là Lịch triều hiến chương loại chí và Hoàng Việt địa dư chí. Ông phát triển và hoàn thiện nội dung và phương pháp biên soạn sách địa chí mang tính quốc chí ở Việt Nam vào đầu thế kỷ XIX. Cùng tham khảo tài liệu "Đóng góp của Phan Huy Chú đối với địa chí dân tộc" để tìm hiểu những thành tựu mà Phan Huy Chú đã mang lại cho nên địa chí dân tộc. | ĐÓNG GÓP CỦA PHAN HUY CHÚ ĐỐI VỚI ĐỊA CHÍ DÂN TỘC NGUYỄN VĂN CẦN Tóm tắt Phan Huy Chú sinh ra trong một gia đình có truyền thống văn hóa và khoa bảng. Ông là nhà văn hóa lớn nhà bách khoa thư nhà địa chí nối tiếng. Đóng góp của ông trong lĩnh vực địa chí dân tộc thể hiện rõ trong hai công trình tiêu biểu là Lịch triều hiến chương loại chí và Hoàng Việt địa dư chí. Ông phát triển và hoàn thiện nội dung và phương pháp biên soạn sách địa chí mang tính quốc chí ở Việt Nam vào đầu thế kỷ XIX. Phan Huy Chú là một tấm gương sáng về tinh thần say mê học tập bền bỉ nghiên cứu khoa học đáng để cho các nhà nghiên cứu ngày nay noi theo. Phan Huy Chú 1782-1840 sinh tại làng Thụy Khuê còn gọi là làng Thầy huyện Yên Sơn phủ Quốc Oai tỉnh Sơn Tây nay là Thụy Khuê Sài Sơn Quốc Oai Hà Nội trong một gia đình có truyền thống văn hóa và khoa bảng. Ông nội là tiến sỹ Phan Huy Cận làm quan cấp cao trong triều đình Lê-Trịnh. Thân phụ là tiến sỹ Phan Huy Ích giữ nhiều chức vụ quan trọng dưới thời Tây Sơn. Thân mẫu là bà Ngô Thị Thục em gái Ngô Thì Nhậm người được vua Quang Trung giao cho nhiều trọng trách. Như vậy cả gia đình bên nội và bên ngoại của Phan Huy Chú với hai dòng họ tiêu biểu ở nước ta là Phan Huy và Ngô Thì có nhiều đóng góp cho nền văn hóa Việt Nam. Vốn thông minh sớm có chí tìm tòi đào sâu suy nghĩ khi học tập lại được sự dạy dỗ của gia đình nên từ thời niên thiếu ông đã học giỏi nổi tiếng cả vùng Sơn Tây. Do tiếp cận nguồn sách vở mênh mông bao đời mà gia đình lưu trữ lại nhờ trí tuệ thiên bẩm ông thâu tóm được tinh hoa của mọi sách vở nắm đựợc đầy đủ các đầu mối điển chương. Dù đã đọc thiên kinh vạn quyển tài năng uyên bác siêu phàm nhưng hai lần đi thi ông chỉ đỗ Tú tài. Vỡ thế người dân trong vùng thường gọi là Kép Thầy - Người làng Thầy hai lần đỗ Tú tài 3 . Dẫu không đứng trong làng đại khoa nhưng thực tài của ông vẫn được khắp nơi biết đến đến mức năm 1821 vua Minh Mạng cho triệu vào triều làm chức Hàn lâm biên tu rồi Lang trung Bộ Lại Tư vụ Bộ Công. Năm 1825 ông .