Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Ebook Biển Đông - Quản lý tranh chấp và định hướng giải pháp: Phần 2 - TS. Đặng Đình Quý, Nguyễn Minh Ngọc
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nối tiếp nội dung của phần 1 cuốn sách "Biển Đông - Quản lý tranh chấp và định hướng giải pháp", phần 2 trình bày các nội dung của chương 2 - Các vấn đề pháp lý quốc tế ở biển Đông (vì sao "Quyền lịch sử" bị công ước Luật biển 1982 đưa vào lịch sử, nghĩa vụ hợp tác của các quốc gia trong vùng biển kín hoặc nửa kín), chương 3 - Hợp tác, quản lý và giải quyết tranh chấp trên biển Đông. nội dung chi tiết. | 120 __________________________8____________________________ VÌ SAO QUYỀN LỊCH SỬ BỊ CÔNG ƯỚC LUẬT BIỂN 1982 ĐƯA VÀO LỊCH SỬ TS. Nguyễn Thị Lan Anh Phó Trưởng Khoa Luật Quốc tế Học viện Ngoại giao Việt Nam Đại dương được con người biết đến và sử dụng một cách tự do để phục vụ cho thông thương hàng hải theo nguyên tắc mare liberum1 từ đầu thế kỷ 17. Nhưng phải đến khi có sự ra đời của nguyên tắc mare clausum2 thì những khái niệm về quyền tài phán quyền chủ quyền của quốc gia ven biển mới được nhắc đến và trở thành một chủ đề nóng bỏng trong quá trình pháp điển hóa các quy định của luật biển quốc tế. Gắn liền với chiều dài của lịch sử sử dụng biển của nhân loại nhiều hoạt động khai thác quản lý biển như hoạt động đánh bắt cá khai thác sinh vật biển đã được con người biết đến và thực hiện trong một thời gian dài. Nhằm bảo tồn các hoạt động truyền thống này nhưng cũng đồng thời nhằm tối đa hóa lợi ích quốc gia trên biển một số quốc gia trong số đó có quốc gia ở Biển Đông đã sử dụng quyền lịch sử để mở rộng yêu sách trên biển. Tuy nhiên các điều ước quốc tế trong lĩnh vực biển hiện nay chưa có quy định về quyền lịch sử. Đồng thời trong bối cảnh luật biển quốc tế đã có những quy định rõ ràng về phạm vi và giới hạn quyền của các quốc gia ven biển tại Công ước Luật Biển năm 1982 các quyền lịch sử có còn được coi là một cơ sở pháp lý cho yêu sách vùng biển hay không Để trả lời câu hỏi này bài viết trước hết sẽ tìm hiểu và lý giải khái niệm và phạm vi của quyền lịch sử thông qua thực tiễn sử dụng quyền lịch sử của các quốc gia. Bài viết cũng đồng thời so sánh bản chất phạm vi và hiệu lực của quyền lịch sử với các quyền 1. Hugo Grotius The Freedom of the seas or the right which belongs to the Dutch to take part in the Indian Trade 1608 Translated with a Revision of the Latin Text of 1633 by Ralph van Deman Magoffin. Edited with an Introductory Note by James Brown Scott. New York Oxford University Press 1916. Reprinted 2001 by The Lawbook Exchange Ltd. 2. John Seldon Of the .