Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Vận dụng các cấu trúc dạy học hợp tác vào giảng dạy hóa học phổ thông

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Dạy học hợp tác là xu thế tất yếu trong các lớp học ngày nay bởi những lợi ích to lớn mà nó đem lại cho người học. Tuy nhiên, ở Việt Nam việc áp dụng hình thức dạy học này vào dạy học hóa học còn hạn chế vì người giáo viên còn thiếu nhiều kiến thức và kĩ năng về dạy học hợp tác. Bài viết này trình bày dạy học hợp tác theo cách tiếp cận cấu trúc, từ đó giúp người dạy dễ dàng áp dụng chúng vào lớp học. | Ý kiến trao đổi Số 39 năm 2012 VẬN DỤNG CÁC CẤU TRÚC DẠY HỌC HỢP TÁC VÀO GIẢNG DẠY HÓA HỌC PHỔ THÔNG ĐÀO THỊ HOÀNG HOA TÓM TẮT Dạy học hợp tác DHHT là xu thế tất yếu trong các lớp học ngày nay bởi những lợi ích to lớn mà nó đem lại cho người học. Tuy nhiên ở Việt Nam việc áp dụng hình thức dạy học này vào dạy học hóa học còn hạn chế vì người giáo viên còn thiếu nhiều kiến thức và kĩ năng về DHHT. Bài viết này trình bày DHHT theo cách tiếp cận cấu trúc từ đó giúp người dạy dễ dàng áp dụng chúng vào lớp học. Từ khóa dạy học hợp tác học nhóm cấu trúc dạy học hợp tác hóa học dạy học. ABSTRACT The application of cooperative-learning structures in teaching chemistry in high schools Cooperative learning CL is an inevitable trend in classrooms nowadays due to its various benefits. Nevertheless cooperative-learning methods are rarely applied in chemistry classes in Vietnam due to teachers lack of knowledge and skills in using CL. This article presents a structural approach to CL by which teachers can put these methods straightforwardly into their practice. Keywords cooperative learning groupwork cooperative-learning structure chemistry teaching. 1. Giới thiệu về Dạy học hợp tác Theo Johnson và Johnson 7 DHHT là phương pháp dạy học trong đó học sinh làm việc cùng nhau trong những nhóm nhỏ với sự hướng dẫn của giáo viên nhằm tối ưu hóa việc học của các thành viên trong nhóm. Có năm yếu tố để đảm bảo việc DHHT thành công bao gồm sự phụ thuộc tích cực giữa các thành viên mỗi cá nhân chịu trách nhiệm về phần việc của mình sự tương tác mặt đối mặt giữa các thành viên các kĩ năng giao tiếp và làm việc theo nhóm và đánh giá và củng cố nhóm thường xuyên Johnson Johnson 1994 . ThS Trường Đại học Sư phạm TPHCM Nghiên cứu cho thấy rằng DHHT đem lại những tác động tích cực đến kết quả học tập phát triển kĩ năng xã hội hợp tác giao tiếp lãnh đạo lắng nghe. đồng thời nâng cao các kĩ năng nhận thức và tư duy phản biện 2 6 . Tuy nhiên ở Việt Nam đây là một hình thức học tập có phần mới mẻ .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN