Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Ebook Bảo hộ hợp lý nông nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (sách tham khảo): Phần 2

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Nối tiếp nội dung của phần 1 cuốn sách "Bảo hộ hợp lý nông nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế" do GS.TS. Bùi Xuân Lưu biên soạn, phần 2 giới thiệu tới người đọc các nội dung: Thực trạng bảo hộ nông nghiệp ở Việt Nam, một số giải pháp bảo hộ hợp lý nông nghiệp trong quá trình Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế. . | Chương III THỰC TRẠNG BẢO HỘ NÔNG NGHIỆP Ỏ VIỆT NAM Chương này sẽ nghiên cứu ba vàn đề cơ bản sau đây Thực trạng về vai trò của nông nghiệp Việt Nam. Thực trạng sản xuất xuất khẩu và khả nàng cạnh tranh của một số hàng nông sản. Thực trạng các biện pháp chính sách bảo hộ nông nghiệp. 3.1. Thực trạng về vai trò của nông nghiệp Việt Nam Trừ một vài trường hợp ngoại lệ ở hầu hết các nước đang phát triển như Việt Nam nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong việc khắc phục tình trạng lạc hậu về kinh tế. Khắc phục tình trạng lạc hâu trong nông nghiệp là yếu tố then chốt để tăng trưởng kinh tế. Trong Nguyên lý kinh tế chính trị và thuê Ricardo đã cho rằng hạn chế của sự tăng trưởng nông nghiệp sẽ tạo ra 149 giới hạn cận trên cho khu vực phi nông nghiệp và sự hình thành vốn để mở rộng kinh tế. Theo cách hiểu truyền thống quá trình phát triển kinh tế được coi là sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng giảm tỷ trọng lực lượng lao động và sản lượng nông nghiệp trong tổng lao động xã hội và tổng sản phẩm quốc dân. Sự chuyển dịch cơ cấu này trước hết phụ thuộc vào sự phát triển của nông nghiệp. Thực trạng về vai trò của nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tê quốc dân được thể hiện ở các mặt sau đây 3.1.1. Nông nghiệp đóng góp phần quan trọng trong tổng sản phẩm trong nước Dân số nước ta hiện nay có trên 77 triệu người. Trong đó gần 60 triệu người tức trên 76 sống ở nông thôn và chủ yếu là làm nghề trồng trọt chăn nuôi. Trong những năm qua nông nghiệp là ngành có đóng góp quan trọng trong tổng sản phẩm trong nước xem Bảng 3.1 . Nếu như năm 1991 giá trị tổng sản lượng nông lâm nghiệp và thuỷ sản nước ta đạt 31.058 tỷ đổng thì đêh nãm 1995 là 62.219 tỷ đồng và năm 2000 tăng lên 107.913 tỷ đồng nghĩa là tăng gấp 3 5 lần so với năm 1991 và chiếm 24 3 trong tổng GDP cả nước. Dễ nhận thấy là tuy tỷ trọng của nông nghiệp trong tổng GĐP cả nước giảm dần nhưng giá trị tuyệt đối của ngành vẫn tăng lên liên tục. Đây là một dấu hiệu chuyển biến tích cực của nền kinh tế Việt Nam mười năm qua. .