Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Báo cáo " Một số vấn đề về phiên toà sơ thẩm"

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Một số vấn đề về phiên toà sơ thẩm Trường hợp điều trị quá 12 tháng, cần thiết phải có sự tham gia của bảo hiểm xã hội. Theo đó, người sử dụng lao động sẽ phải trả theo tỉ lệ giảm dần tính trên thời gian điều trị, bảo hiểm xã hội chi trả theo tỉ lệ tăng dần tính trên thời gian điều trị, để vừa đảm bảo công bằng về quyền lợi cho người lao động, không ảnh hưởng lớn đến lợi ích của người sử dụng lao động và đồng thời tận dụng được sự an. | ĐẶC SAN GÓP ý Dự THẢO BLTTDS MỘT SỐ VẤN ĐỂ VỀ PHIÊN TÒA sơ THẨM Xét xử tại phiên toà sơ thẩm là giai đoạn tố tụng quan trọng nhất quyết định nhất. Tuy vậy khi nghiên cứu các quy định về phiên tòa sơ thẩm trong Dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự chúng tôi thấy vẫn còn một số quy định chưa hợp lí vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. 1. về sự tham gia tố tụng tại phiên toà của viện kiểm sát nhân dân Điều 208 Dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự quy định 1. Kiểm sát viên viện kiểm sát cùng cấp có nhiệm vụ tham gia phiên toà xét xử vụ án mà viện kiểm sát khởi tố. Đối với những vụ án khác kiểm sát viên có thể tham gia phiên toà nếu xét thấy cần thiết. . Tuy nhiên trong quá trình xây dựng Bộ luật tố tụng dân sự có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này. Có ý kiến cho rằng viện kiểm sát cần phải tham gia tất cả các phiên toà và phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án vì theo khoản 3 Điều 20 Luật tổ chức viện kiểm sát thì viện kiểm sát tham gia các phiên toà và phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án. Ngoài ra việc viện kiểm sát tham gia phiên toà là để thực hiện tốt hơn chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp. Do đó cần quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự tinh thần này của Luật tổ chức viện kiểm sát. Ý kiến khác lại cho rằng theo quy định tại Điều 20 Luật tổ chức viện kiểm 32 ThS. NGUyẾN THỊ THU HÀ sát nhân dân thì Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc giải quyết vụ án dân sự hôn nhân và gia đình hành chính kinh tế lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm việc giải quyết các vụ án . Viện kiểm sát kiểm sát hoạt động xét xử của toà án bằng nhiều biện pháp khác nhau chứ không bắt buộc phải tham gia tất cả các phiên toà xét xử các vụ án. Mặt khác khi viện kiểm sát tham gia tất cả các phiên tòa thì toà án nhân dân bắt buộc phải chuyển tất cả hồ sơ cho viện kiểm sát nghiên cứu trước khi mở phiên toà sơ thẩm phúc thẩm và như vậy ảnh hưởng đến thời gian giải quyết vụ án. Do đó quy định như trong Dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự là hợp lí và phù hợp với thực tế. .