Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Báo cáo " Pháp luật về đình công và giải quyết đình công nhìn từ góc độ thực tiễn"
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Pháp luật về đình công và giải quyết đình công nhìn từ góc độ thực tiễn Doanh nghiệp phải thực hiện ngay những biện pháp khắc phục hoặc phải ra lệnh ngừng hoạt động tại nơi làm việc và cho ngừng hoạt động đối với máy, thiết bị có nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho tới khi nguy cơ được khắc phục. | NGHIÊN cứu - TRAO Đổl PHÁP LUẬT VỀ ĐÌNH CÔNG VÀ GIẢI QUYẾT ĐÌNH CÔNG NHÌN TỪGÓC ĐỘ THỤC TIEN 1. Đình công là hiện tượng quen thuộc đối với người lao động ở nhiều nước trên thế giới nhưng đối với Việt Nam đây là vấn đề còn khá mới mẻ. Kể từ năm 1995 đình công được thừa nhận là quyền của người lao động được chính thức quy định tại Điều 7 Bộ luật lao động. Trong Bộ luật lao động và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động năm 1996 những vấn đề liên quan đến trình tự thủ tục tiến hành đình công và việc giải quyết đình công đã được quy định tương đối cụ thể. Dù vậy thực tiễn thực hiện pháp luật về đình công và giải quyết đình công trong thời gian qua đã cho thấy nhiều vấn đề cần phải xem xét lại. Theo thống kê của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam từ năm 1995 đến nay khi Bộ luật lao động bắt đầu có hiệu lực trên địa bàn cả nước đã xảy ra trên 700 cuộc đình công nhưng không cuộc đình công nào đảm bảo các điều kiện hợp pháp theo quy định của pháp luật. Các cuộc đình công chủ yếu xảy ra tự phát không do công đoàn tổ chức và lãnh đạo hoặc không đúng trình tự thủ tục đã được quy định. Ngoài ra cũng chưa có cuộc đình công nào được đưa ra giải quyết tại toà án do không có chủ thể nào nộp đơn yêu cầu. Điều đáng nói là hầu hết các cuộc đình công xảy ra đều có nguyên nhân do sự vi phạm pháp luật từ phía người sử dụng lao động làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích TS. ĐÀO THỊ HẰNG hợp pháp chính đáng của người lao động. Việc bắt buộc phải làm thêm giờ mà không được trả phụ cấp làm thêm không được trả lương hoặc trả lương không đúng thời hạn bị xúc phạm về nhân phẩm danh dự. trong nhiều trường hợp đã gây nên những bức xúc gay gắt khiến tập thể lao động tự phát đình công. Tại cuộc hội thảo do Liên đoàn lao động thành phố Hồ Chí Minh tổ chức vào tháng 6 năm 2004 một con số chính xác đã được đưa ra 79 8 số vụ tranh chấp lao động dẫn đến đình công trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2001 đến hết quý I năm 2004 là có liên quan đến việc thực hiện các quy định .