Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tổng luận: Khai thác và sử dụng đất hiếm hiện nay trên thế giới
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Được coi là "Vitamin của ngành công nghiệp hiện đại", đất hiếm (ĐH) được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như: quốc phòng, hàng không vũ trụ, điện tử, công nghệ thông tin, công nghiệp hạt nhân, năng lượng mới. Nó là tài nguyên chiến lược quý và không thể tái sinh. Nếu không có các nguyên tố ĐH, rất nhiều công nghệ hiện đại và các ứng dụng sẽ không thể thực hiện được. Để giúp bạn đọc có thêm thông tin về tình hình khai thác và sử dụng ĐH hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam cũng như chính sách khai thác và sử dụng ĐH của một số nước, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia biên soạn và xuất bản Tổng luận: Khai thác và sử dụng đất hiếm hiện nay trên thế giới. | Giới thiệu Được coi là Vitamin của ngành công nghiệp hiện đại đất hiếm ĐH được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như quốc phòng hàng không vũ trụ điện tử công nghệ thông tin công nghiệp hạt nhân năng lượng mới. Nó là tài nguyên chiến lược quý và không thể tái sinh. Nếu không có các nguyên tố ĐH rất nhiều công nghệ hiện đại và các ứng dụng sẽ không thể thực hiện được. Tuy nhiên thị trường ĐH đang có biến động lớn sau khi Trung Quốc cắt giảm mạnh hạn ngạch xuất khẩu ĐH của mình do nhiều nguyên nhân. Với trữ lượng ĐH lớn nhất thế giới Trung Quốc hiện kiểm soát 97 sản lượng ĐH của thế giới và cũng là nơi diễn ra phần lớn các hoạt động chế biến quặng ĐH. Điều này khiến cho các nước từ lâu phụ thuộc vào nguồn cung ĐH của Trung Quốc như Nhật Bản Hàn Quốc Hoa Kỳ và các nước EU rất lo ngại. Hệ quả của chính sách về ĐH của Trung Quốc mới đây đã khiến giá ĐH tăng mạnh và nhiều nước đã bắt đầu các kế hoạch tái khởi động hoặc mở rộng các mỏ ĐH của mình như Hoa Kỳ và Ôxtrâylia trong khi một số nước không có tài nguyên này như Nhật Bản lại tìm cách đa dạng hoá nguồn cung ngoài Trung Quốc. Việt Nam được đánh giá có trữ lượng ĐH khá lớn nhưng các hoạt động khai thác và sử dụng trong thời gian qua còn rất khiêm tốn dự kiến trong thời gian tới hoạt động này có thể được đẩy mạnh hơn nữa. Để giúp bạn đọc có thêm thông tin về tình hình khai thác và sử dụng ĐH hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam cũng như chính sách khai thác và sử dụng ĐH của một số nước Cục Thông tin KH CN Quốc gia biên soạn và xuất bản Tổng luận KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG ĐẤT HIEM HIỆN NAY TRÊN THE GIỚI . Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc Cục Thông tin KH CN Quốc gia 1 I. KHÁI NIỆM TRỮ LƯỢNG KHAI THÁC CUNG CẦU VÀ GIÁ ĐẤT HIẾM TRÊN THẾ GIỚI 1.1. Khái niệm về ĐH Thuật ngữ đất hiếm ĐH rare earth chỉ nhóm 17 nguyên tố kim loại có tính chất hoá học tương tự nhau hay còn được biết đến là họ lantanit và chúng chiếm các vị chí từ 57-71 trong Bảng hệ thống tuần hoàn Men-đe-le-ép. Hai nguyên tố khác là Y vị trí 39 và Sc vị .